Thứ Năm, 8 tháng 3, 2018

Theo mô hình này, nhóm tác chiến viễn chinh tương lai của hải quân Trung Quốc sẽ gồm tàu sân bay trực thăng Type-075 ở trung tâm, được hộ tống bởi một tàu khu trục đa năng Type-055 và khu trục hạm phòng không Type-052C/D. Nhiên liệu, đạn dược và nhu yếu phẩm được bảo đảm bởi tàu tiếp vận hạng nặng Type-901.

Nguồn tin hải quân Trung Quốc cho biết biên đội đầu tiên có thể xuất hiện trong 5 năm tới.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: AFP.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: AFP.

"Chọn chiến tranh thương mại là sai lầm, kết cục chỉ làm chính các ông và nhiều nước thiệt hại", AFP dẫn lời Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngày 8/3. "Trung Quốc sẽ có phản ứng đáp trả cần thiết và phù hợp".

Bình luận trên được đưa ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump chuẩn bị đánh thuế với nhôm và thép nhập khẩu vào nước này, bất chấp quan ngại từ nhiều quốc gia trên thế giới.

Ngày 7/3, tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Trung Quốc dẫn đầu một nhóm 18 nước thành viên kêu gọi ông Trump hủy kế hoạch đánh thuế. Đại diện những nước này cho rằng quyết định của Mỹ sẽ tạo ra mối đe dọa với hệ thống thương mại toàn cầu.

Trung Quốc có thặng dư lớn trong thương mại với Mỹ, 375,2 tỷ USD trong năm 2017. Thép và nhôm chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số các mặt hàng Washington nhập khẩu từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Việc áp thuế nhập khẩu với nhôm và thép được coi là bước khởi đầu châm ngòi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Chính quyền Trump dự kiến công bố báo cáo về vấn đề sở hữu trí tuệ của Bắc Kinh trong vài tuần tới, có thể dẫn đến việc áp thêm thuế nhập khẩu với nhiều mặt hàng Trung Quốc.

"Mỹ đang hành động với trộm cắp tài sản trí tuệ. Chúng tôi không thể để tình trạng này tiếp diễn", ông Trump viết trên Twitter ngay trước khi ông Vương phát biểu. Ông chủ Nhà Trắng còn đề nghị Trung Quốc "xây dựng kế hoạch nhằm giảm 1 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ".

Như Tâm

'Cậu bé tóc băng' rời trường mới sau một tuần nhập học

Cuộc sống của cậu bé Vương Phú Mãn. Video: SCMP

Từ cuối tháng 2, Vương Phú Mãn, 8 tuổi, bắt đầu học lớp ba tại trường tư thục Xinhua ở thành phố Chiêu Thông, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Hiệu trưởng Yang quyết định để em theo học miễn phí sau khi biết câu chuyện "cậu bé tóc băng" đến trường làm hàng triệu trái tim tan chảy, SCMP hôm nay đưa tin.

Trước đây, khi học ở trường tiểu học công lập Chuyển Bao Sơn ở huyện Lỗ Điện, Phú Mãn phải đi bộ hơn một giờ để đến trường. Học nội trú ở Xinhua, em sống xa nhà nhưng không phải mất sức đi bộ.

"Thầy cô ở đây dạy hay hơn. Học sinh không nói chuyện trong lớp và mọi người tập trung vào việc học. Cháu sống ở đây, không cần đi bộ xa để đến trường và chỉ cần chạy thể dục mỗi sáng", Phú Mãn kể. 

"Ở trường mới, cháu ăn uống tốt hơn. Ở nhà khi bà bận, cháu và chị gái phải tự tìm đồ ăn. Vì không biết nấu nên chúng cháu chỉ luộc khoai tây. Còn ở đây cháu có nhiều món khác", cậu bé nói thêm.

Ngày Phú Mãn đến trường mới, em được hiệu trưởng dặn chăm học. "Cháu hiện nay có thể là đang nghèo nhưng vẫn cần phải có khát vọng. Sự giúp đỡ của người khác chỉ là tạm thời. Học hành chăm chỉ sẽ giúp cháu thay đổi số phận", ông Yang kể.

Tuy nhiên, chiều 6/3, bố của Phú Mãn, 29 tuổi, được đề nghị đến đón con trai về nhà để cậu bé tiếp tục học ở trường cũ. "Tôi mù chữ và không hiểu vì sao nhà trường lại làm thế", anh Vương nói.

Theo hiệu trưởng Yang, những rắc rối phát sinh từ chính quyền và truyền thông mà nhà trường đã không lường trước buộc ban giám hiệu đưa ra quyết định không mong muốn này.

"Tôi phát hiện Phú Mãn được Bộ Giáo dục xem là một trong số ít học sinh của tỉnh cần được chính phủ hỗ trợ để giảm nghèo. Kết quả là từ ngày Phú Mãn đến, chúng tôi nhận rất nhiều yêu cầu từ các cấp chính quyền về việc kiểm tra. Nhiều tờ báo cũng đề nghị phỏng vấn. Tôi không từ chối nổi nhiều yêu cầu đến thế", ông nói.

Hiệu trưởng Yang cho biết vẫn muốn giúp "cậu bé tóc băng" song theo cách ít được để ý hơn. Ông cũng bác bỏ ý tưởng quảng bá hình ảnh của trường thông qua Phú Mãn. "Tôi chỉ muốn trường chúng tôi như bao trường khác và không muốn sự chú ý của truyền thông", ông nói.

Anh Vương cho hay đã nhận số tiền 2.340 USD từ hiệu trưởng Yang trước khi đưa con trai về nhà. Anh cũng được ông Yang hứa sẽ tiếp tục giúp đỡ nếu gia đình gặp khó khăn trong tương lai.

Bố của Phú Mãn hiện không có việc làm. Anh bỏ việc cũ ở thủ phủ Côn Minh khi được hứa nhận vào làm ở một công ty kỹ thuật xây dựng ở Chiêu Thông với thu nhập 30 USD/ngày và gần nhà hơn. Tuy nhiên, công ty hiện cho biết không có việc cho anh.

Vũ Phong

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong cuộc họp báo hôm nay. Ảnh: SCMP.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong cuộc họp báo hôm nay. Ảnh: SCMP.

"Một số người ở Mỹ tin rằng Trung Quốc đang chiếm vai trò của Mỹ trong các vấn đề quốc tế. Đây là đánh giá sai lầm chiến lược căn bản", South China Morning Post dẫn lời ông Vương hôm nay nói tại họp báo bên lề kỳ họp quốc hội ở Bắc Kinh. "Nếu quý vị thấy có sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ, đó nên là cạnh tranh tích cực và điều này là bình thường trong quan hệ quốc tế". 

Ông Vương cho rằng Bắc Kinh cam kết phát triển hòa bình và cần hợp tác rộng rãi với các vấn đề như thương mại và Triều Tiên. "Chừng nào chúng ta không nhìn bằng định kiến hay tiêu chuẩn kép, điều chúng ta có thể thấy không phải là mối đe dọa mà là những cơ hội. Cái gọi là 'Thuyết Trung Quốc Đe dọa' nên được cho yên nghỉ".

Ông Vương tuyên bố khi chiến lược an ninh quốc gia và quốc phòng mới nhất của Mỹ xác định Trung Quốc là "đối thủ chiến lược" và kêu gọi phản ứng kinh tế, quân sự và kỹ thuật mạnh mẽ hơn để đối đầu với nước này. Mỹ cũng cam kết có hành động thương mại cứng rắn hơn với Trung Quốc, bao gồm áp thuế nhập khẩu nặng với sản phẩm thép và nhôm. 

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng cân nhắc những biện pháp trừng phạt rộng hơn, bao gồm các khoản thuế hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và giới hạn đầu tư công nghệ của nước này vào Mỹ, sau một cuộc điều tra của Mỹ về cáo buộc Trung Quốc ăn cắp sở hữu trí tuệ Mỹ. 

Trọng Giáp

PAC-3 được tối ưu để đánh chặn tên lửa đạn đạo. Ảnh: Lockheed Martin.

PAC-3 được tối ưu hóa để đánh chặn tên lửa đạn đạo. Ảnh: Lockheed Martin.

Hệ thống phòng không Patriot PAC-3 của Mỹ mới đây phóng hai quả đạn phiên bản giá rẻ (CRI) đánh chặn thành công hai tên lửa đạn đạo trong một cuộc thử nghiệm tại bãi thử White Sand, bang New Mexico, Army Recognition ngày 7/3 đưa tin.

Cuộc thử nghiệm đánh dấu lần thứ 10 và 11 phiên bản PAC-3 CRI của Lực lượng phòng thủ Mỹ bắn hạ tên lửa mục tiêu trong vòng 6 năm qua.

Lá chắn Patriot Mỹ bắn hạ hai tên lửa đạn đạo

Hệ thống PAC-3 trong một lần khai hỏa.

Patriot PAC-3 (hay còn gọi là MIM-104F) là biến thể nâng cấp gần như toàn bộ của hệ thống phòng không Patriot do Mỹ sản xuất từ năm 1984. Hệ thống tên lửa đánh chặn này được thiết kế để tiêu diệt các mối đe dọa trên không như tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, máy bay không người lái và chiến đấu cơ.

Lục quân Mỹ cho biết một quả tên lửa đánh chặn phiên bản gốc thuộc hệ thống này có giá trị lên đến ba triệu USD. Phiên bản giá rẻ CRI được phát triển trong khuôn khổ chương trình giám sát đặc biệt của Lầu Năm Góc nhằm giảm chi phí và tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu cho PAC-3.

Nguyễn Hoàng

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2018

Putin (trái) và Trump gặp nhau tại G20 ở Đức năm 2017. Ảnh: Reuters.

Putin (trái) và Trump gặp nhau tại G20 ở Đức năm 2017. Ảnh: Reuters.

"Tôi không hề thất vọng", ông Putin ngày 7/3 nói trên truyền hình nhà nước Nga khi được hỏi về Tổng thống Mỹ Trump. "Hơn nữa, về mặt cá nhân, ông ấy đã gây ấn tượng tốt đối với tôi".

Hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh quốc tế năm ngoái. Putin ca ngợi Trump là người nhanh nắm bắt vấn đề và biết lắng nghe đối phương, theo AP.

Tổng thống Nga cũng cho biết ông đã nói chuyện với đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump khi ông ngồi cạnh bà trong một bữa tiệc tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hamburg, Đức vào tháng 7/2017. Nhà lãnh đạo Nga đã kể với bà Melania và vợ của Thủ tướng Italy về việc câu cá và những con gấu ở Kamchatka cùng với hổ ở vùng Viễn Đông. "Tôi đã phóng đại đôi chút", ông Putin nói. "Khi nói về câu cá, bạn không thể không phóng đại".

Putin thể hiện sự thất vọng đối với hệ thống chính trị Mỹ, nói rằng "nó đã chứng minh sự kém hiệu quả và đang tự nuốt chính mình". "Thật khó tương tác với một hệ thống như vậy, bởi vì họ rất khó đoán", ông nhận xét.

Những hy vọng của Moscow về mối quan hệ tốt đẹp hơn với Washington dưới thời Trump đã tan vỡ vì cuộc điều tra của Mỹ về cáo buộc chiến dịch tranh cử của Trump thông đồng với Nga để can thiệp cuộc bầu cử.

Ông Putin nói rằng phương Tây đã thực hiện những nỗ lực để ngăn chặn và làm suy yếu Nga, khiến quan hệ hai bên ngày càng lạnh lẽo. "Chúng tôi là một cường quốc và không ai thích sự cạnh tranh", ông nói.

Phương Vũ

Luo Zhaoliu quyết định nghỉ việc sau 9 năm làm ở Thâm Quyến để về quê lập nghiệp. Ảnh: SCMP.

Luo Zhaoliu quyết định nghỉ việc sau 9 năm làm ở Thâm Quyến để về quê lập nghiệp. Ảnh: SCMP.

Một năm trước, Luo Zhaoliu quyết định bỏ việc ở Thâm Quyến - thành phố duyên hải phía nam được gọi là Thung lũng Silicon của Trung Quốc, để gia nhập vào cộng đồng doanh nhân mang khát vọng biến cuộc cách mạng kỹ thuật số ở Trung Quốc trở thành tiền tuyến cho sự sáng tạo và sản xuất ở khu vực nông thôn, theo SCMP.

Luo, 34 tuổi, trở về quê hương, một ngôi làng xa xôi hẻo lánh ở huyện Vạn An, tỉnh Giang Tây. Anh bắt đầu kinh doanh đậu phụ nhự, món ăn làm từ đậu hũ lên men truyền thống ở Trung Quốc, sau 9 năm làm kỹ sư nghiên cứu và phát triển tại một công ty sản xuất linh kiện ôtô điện. 

Anh mở một xưởng nhỏ, thuê những lao động lớn tuổi và trung niên trong làng và bắt đầu bán món ăn truyền thống này tới khắp các tỉnh thành ở Trung Quốc thông qua các sàn bán lẻ trực tuyến lớn.

"Chuyến mạo hiểm của tôi cho thấy cuộc cách mạng công nghệ Internet ở Trung Quốc đã mở ra cơ hội làm ăn cho các doanh nghiệp ở vùng nông thôn, đồng thời tạo công ăn việc làm để khôi phục cộng đồng địa phương", Luo nói.

Những nỗ lực của Luo gợi nhớ tới sự phân hóa giàu nghèo tại thành thị và nông thôn Trung Quốc - nơi rất hiếm việc làm, người dân phải bỏ quê lên thành phố tìm việc, bỏ lại gia đình và con cái phía sau.

Đầu tàu mới 

Cơ sở hạ tầng băng thông mở rộng, các phương thức mua sắm và thanh toán trực tuyến phát triển, đã tạo điều kiện cho khu vực nông thôn trở thành đầu tàu mới cho sự phát triển của thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới này.

Đa phần người dân ở các vùng nông thôn rộng lớn tại Trung Quốc vẫn chưa chấp nhận lối sống Internet như những người ở khu vực thành thị, nơi Internet đã trở thành một phần tất yếu của đời sống thường nhật. Họ sử dụng Internet để xem phim, mua bảo hiểm, thuê xe, tới giao hàng tận nhà.

Tăng trưởng Internet ở Trung Quốc nhận được cú huých lớn vào năm 2015, khi Bắc Kinh công bố chiến lược Internet Plus - một khái niệm tích hợp Internet di động, điện toán đám mây và dữ liệu lớn vào sản xuất và khuyến khích thương mại điện tử phát triển.

Sự tăng trưởng này có thể sẽ tiếp tục nâng tầm cao mới, khi Thủ tướng Lý Khắc Cường kêu gọi ngành viễn thông quốc gia bỏ phí chuyển vùng dữ liệu, giảm phí sử dụng băng thông rộng cho người dân và doanh nghiệp.

Người dân tụ tập tại một điểm hướng dẫn mua hàng trực tuyến Taobao ở vùng nông thôn Trung Quốc. Ảnh: Global Times.

Người dân tụ tập tại một điểm hướng dẫn mua hàng trực tuyến Taobao ở vùng nông thôn Trung Quốc. Ảnh: Global Times.

Trung Quốc, đất nước có hơn 600.000 làng xóm, có 772 triệu người dùng Internet và 1,4 tỷ thuê bao di động cuối năm ngoái. Theo công ty tư vấn iResearch, năm 2016, ngành thanh toán di động đạt trị giá 5,5 nghìn tỷ USD.

Công ty nghiên cứu eMarketer dự đoán doanh số bán lẻ của ngành thương mại điện tử ở Trung Quốc sẽ đạt 2,7 nghìn tỷ USD vào năm 2021, tăng gần gấp đôi so với mức 1,5 nghìn tỷ USD trong năm nay, chiếm gần 60% tổng doanh thu ngành bán lẻ toàn cầu.

Sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại

Vạn An nổi tiếng là một trong những cơ sở đầu tiên của đảng Cộng sản Trung Quốc. Tuy nhiên, trong cuộc cải cách và phát triển kinh tế vài thập niên qua, người dân địa phương đã trở thành một phần của cộng đồng nghèo bị bỏ lại phía sau ở Trung Quốc.

"Dù Vạn An là một nơi tuyệt đẹp, với những ngọn đồi xanh mướt và dòng nước ngọt lành, nó vẫn là một nơi xa xôi hẻo lánh", Luo nói. "Người dân ở đây chủ yếu làm nông, sống rất chật vật".

Luo cho hay đa số người dân quê anh đều trong độ tuổi 40 - 50, trình độ văn hóa thấp, không biết gì ngoài làm nông.

"Nhiều người xa quê lên thành thị làm công nhân nhập cư trong các nhà máy khi còn trẻ. Về già, họ lại thất nghiệp, buộc phải quay lại quê cũ", Luo cho hay. "Tôi hy vọng việc làm ăn của mình giúp ích cho họ".

Cuối năm 2016, Luo kêu gọi đầu tư 142.000 USD mở xưởng chế biến đậu phụ nhự. Anh thuê 15 người trung niên và cao tuổi trong làng, chế biến sản phẩm theo công thức gia truyền nhà Luo và lấy thương hiệu là "Luo Doudou". Mọi việc đều làm trong nhà xưởng, rất dễ dàng đối với công nhân lớn tuổi.

Đậu phụ nhự Vạn An làm từ dầu trà địa phương và rượu gạo vàng, góp phần tạo nên hương vị đặc biệt cho món ăn có truyền thống từ nhiều thế kỷ nay.

"Bố mẹ, ông bà tôi đã kiếm sống bằng nghề này và bán đi các làng xung quanh. Hồi nhỏ, tôi từng thề sẽ phải học thật giỏi, rời làng đi và sống cả đời ở thành thị", Luo nhớ lại. "Giờ tôi có sự nghiệp tốt hơn khi quay về quê làm ăn, nhờ có sự bùng nổ Internet ở Trung Quốc".

Luo mở cửa hàng Luo Doudou trên Taobao, sàn mua sắm trực tuyến lớn nhất của tập đoàn Alibaba và trên WeChat, nền tảng truyền thông xã hội của tập đoàn Tencent. Năm ngoái, anh bán được hơn 60.000 hộp trên mạng trực tuyến và cửa hàng thực.

Công nhân trong xưởng làm đậu phụ nhự của Luo đều là người trung niên và cao tuổi. Ảnh: SCMP.

Công nhân trong xưởng làm đậu phụ nhự của Luo đều là người trung niên và cao tuổi. Ảnh: SCMP.

Nhu cầu mua tăng lên thông qua các nhận xét tích cực trên mạng xã hội, Luo nói. Anh dự định thuê tiếp 30 công nhân nữa, đều là người lớn tuổi trong làng, để tăng lượng sản xuất. Thành công bước đầu khiến Luo có thêm tự tin đem lại nhiều sản phẩm mang hương vị thôn quê tới bàn ăn của những gia đình ở thành thị Trung Quốc. 

Liang Lu, một cựu nhà báo quê gốc Vạn An, cũng bắt tay vào sứ mệnh giúp dỡ nông dân địa phương quảng bá sản phẩm trên mạng trực tuyến. 

"Nông dân thiếu kiến thức về cách tiếp thị trái cây tươi đến khu vực thành thị. Họ chỉ biết bày trái cây ven đường, ngồi và đợi người đến mua", Liang nói. "Rất ít người dừng lại mua bởi họ sẽ lái xe qua những tuyến đường mới xây. Vài năm qua, nông dân đã phải vứt nho và cam lại ven đường".

Đau lòng trước cảnh khó khăn của người nông dân, Liang cho hay anh sẽ sử dụng truyền thông xã hội để đưa tin về tình hình của họ.

"Nhiều người dùng mạng xã hội ở tỉnh Quảng Đông như người ở Đông Quan, Thâm Quyến, Quảng Châu, xúc động trước hoàn cảnh của nông dân đã đặt mua rất nhiều. Năm 2016, các nông dân và 4 người bạn của tôi đã giúp tôi chuyển 7 tấn nho tới Quảng Đông. Hàng bán hết veo trong vài ngày".

"Từ đó, người nông dân học được cách bán hàng trực tuyến", Liang kết luận.

Hồng Hạnh

Bài viết theo tháng

Popular Posts

Liên kết