Thứ Bảy, 27 tháng 5, 2017

Nghi phạm Salman Abedi. Ảnh: PA

Nghi phạm Salman Abedi. Ảnh: PA

Hình ảnh từ camera an ninh cho thấy Salman Abedi, 22 tuổi, trước khi đánh bom tự sát buổi trình diễn ca nhạc của Ariana Grande tại nhà thi đấu Manchester tối 22/5. Abedi đeo kính, mặc áo khoác đen, mũ lưỡi trai, quần bò và giày thể thao, khoác ba lô chứa thiết bị nổ làm 22 người chết và 59 người bị thương. 

Cảnh sát tin rằng y chế tạo bom tại một căn hộ thuê trên trang Airbnb ở trung tâm thành phố. Căn hộ là một trong 17 địa điểm các chuyên gia lục soát vài ngày qua. 14 cuộc lục soát được tiếp tục tiến hành tối qua. 

Các nhà điều tra xác định Abedi đã đi từ Libya trở về Anh hôm 18/5, 4 ngày trước vụ đánh bom. Họ hy vọng hình ảnh nghi phạm sẽ giúp những người có thể đã thấy hắn báo cáo. 

Trong thông cáo tối qua, vài giờ sau khi mức báo động mối đe doạ khủng bố ở Anh được hạ từ "nguy cấp" sang "nghiêm trọng", Ian Hopkins, cảnh sát trưởng Manchester cho biết cuộc điều tra đang đạt tiến triển. 13 người đã bị bắt vì tình nghi phạm tội khủng bố. 1.000 người đang tham gia điều tra về mạng lưới của Abedi. 

Diễn biến đánh bom ở Manchester

Trọng Giáp

Đá Subi, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc bồi đắp phi pháp thành đảo nhân tạo. Hình ảnh được chụp hồi tháng 4. Ảnh: AP

Đá Subi, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc bồi đắp phi pháp thành đảo nhân tạo và xây đường băng trên đó. Hình ảnh được máy bay không quân Philippines chụp hồi tháng 4. Ảnh: AP

"Chúng tôi hối thúc tất cả các bên phi quân sự hoá thực thể tranh chấp", lãnh đạo các nước G7 hôm qua phát tuyên bố chung sau khi nhóm họp tại Italy, thể hiện sự quan ngại với tình hình Biển Đông và Hoa Đông, phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động đơn phương có thể làm gia tăng căng thẳng. 

Các nước cũng tái khẳng định cam kết duy trì trật tự dựa trên luật định trên biển, theo các nguyên tắc của luật quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) và giải quyết tranh chấp hàng hải thông qua ngoại giao cũng như phương tiện pháp lý, bao gồm toà trọng tài. 

Lục Khảng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, sáng sớm nay cho rằng nước này cam kết "bảo vệ hoà bình và ổn định" Biển Đông và Hoa Đông thông qua đối thoại và tham vấn trực tiếp với các bên liên quan, theo Xinhua. Ông Lục còn ngang nhiên kêu gọi G7 và các nước bên ngoài "dừng các phát biểu vô trách nhiệm". 

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển của các quốc gia láng giềng Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines. Trung Quốc còn bối đắp trái phép 7 đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành đảo nhân tạo và xây ba đường băng cấp quân sự dù Chủ tịch Tập Cận Bình năm 2015 tuyên bố sẽ không tiếp tục "quân sự hóa" chúng.

Việt Nam nhiều lần khẳng định mọi hành động xây dựng, mở rộng của nước ngoài trên các đảo đá, bãi ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không được phép của chính phủ Việt Nam đều phi pháp và vô giá trị. 

Trọng Giáp

"Thành phố Marawi hiện gần như một thành phố ma", Philstar dẫn lời Mujiv Hataman, thống đốc khu tự trị Hồi giáo Mindanao (ARMM), hôm qua nói. 

90% trong số hơn 200.000 cư dân thành phố Marawi đã được sơ tán đến khu vực trung lập do lo ngại chiến sự giữa quân đội chính phủ và lực lượng khủng bố hỗn hợp giữa Maute và Abu Sayyaf, theo các quan chức ARMM và Mamintal Adiong Jr., phó thống đốc tỉnh Lanao del Sur.

Marawi là thủ phủ tỉnh Lanao de Sur và tỉnh này thuộc ARMM.

Cảnh sát và quân đội đã giành lại nhiều khu vực khỏi phiến quân, như xung quanh toà thị chính Marawi, Toros, Bangon, Kadingilan, Moncado, Buadi Sakayo và Colony. Các chiến dịch hiện tập trung vào khu vực Moncado, Guimba, Malimono, Marinaut và Caloocan. 

Nhóm Maute bất ngờ đánh chiếm nhiều vị trí trong thành phố Marawi từ hôm 23/5. Các cuộc đụng độ giữa phiến quân và quân chính phủ đến nay đã khiến 48 người chết.

Các tay súng Maute cắm cờ đen của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) ở những nơi đã chiếm đóng, bắt giữ một linh mục Công giáo và 14 người khác làm con tin tại một nhà thờ địa phương, đồng thời đốt nhiều ngôi nhà trong thành phố.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte thề sẽ tiêu diệt các phần tử nổi dậy nhưng cũng nói chính phủ sẵn sàng đối thoại với lãnh đạo của nhóm này trong tháng lễ Ramadan.

Giới chức Philippines cho rằng chiến dịch tiêu diệt phiến quân ở Marawi sẽ rất khó khăn dù họ ước tính chỉ còn khoảng 30-40 tay súng phiến quân tại đây.

Trọng Giáp 

thiet-giap-ham-quai-vat-bien-suyt-duoc-hai-quan-my-che-tao

Mô hình thiết kế tàu Montana năm 1940. Ảnh: Wikipedia.

Đầu thập niên 1940, để đối phó với các chiến hạm cực lớn của Nhật Bản và Đức, hải quân Mỹ thiết kế thiết giáp hạm lớp Montana có kích thước khổng lồ và suýt trở thành những "con quái vật biển", theo National Interest.

Sau Thế chiến I, các cường quốc trên thế giới ký một loạt hiệp ước hải quân, quy định lượng giãn nước tối đa của tàu chiến mà họ được đóng là 35.000 tấn. Các thiết giáp hạm được Mỹ chế tạo cuối thập niên 1930 như lớp North Carolina và South Dakota đều tuân thủ giới hạn kích cỡ này.

Tuy nhiên, khi Nhật từ chối gia hạn hiệp ước, Mỹ cũng quyết định tăng giới hạn lượng giãn nước tàu chiến lên 45.000 tấn. Thiết giáp hạm lớp Iowa ra đời, với khối lượng gia tăng nằm ở hệ thống pháo hạm, cũng như động cơ mạnh hơn, giúp tốc độ tối đa tăng thêm 9,3 km/h.

Hải quân Mỹ thường hy sinh tốc độ để đổi lấy hỏa lực và giáp bảo vệ, nhưng lớp Iowa là trường hợp ngoại lệ trong lịch sử chế tạo thiết giáp hạm Mỹ. Nó có thể đạt tốc độ hơn 61 km/h, vì các chỉ huy Mỹ muốn loại thiết giáp hạm có thể hộ tống tàu sân bay tốc độ cao đời mới.

Sau đó, hải quân Mỹ tiếp tục phát triển thiết giáp hạm lớp Montana với vẻ ngoài rất giống lớp Iowa, nhưng có lượng giãn nước toàn tải lên tới 65.000 tấn, lớn hơn Iowa tới 18.000 tấn. 

Khác biệt lớn nhất của Montana nằm ở kích cỡ và vũ khí chính. Các kỹ sư Mỹ tập trung phát triển giáp và pháo trên lớp tàu này, thay vì tìm cách tăng tốc độ. Lớp Montana dự tính trang bị 12 tháp pháo 406 mm, trong khi tốc độ tối đa chỉ đạt 52 km/h. Vũ khí phụ cũng tương tự lớp Iowa và các thiết giáp hạm trước đó. Nhưng vì có nhiều không gian, các tàu Montana có thể mang theo vũ khí phòng không uy lực hơn.

thiet-giap-ham-quai-vat-bien-suyt-duoc-hai-quan-my-che-tao-1

Thiết giáp hạm lớp Montana có thể là những "quái vật biển" nếu được hoàn thành. Ảnh: Wikipedia.

Thiết kế Montana vượt trội hơn mọi loại thiết giáp hạm của Anh, Pháp và Italy. Đối thủ rõ ràng nhất của Montana là lớp Yamato của Nhật Bản. Lớp Montana có tốc độ nhỉnh hơn, pháo 406 mm có sức xuyên phá mạnh mẽ hơn pháo 460 mm của Nhật, đem lại lợi thế đáng kể cho Mỹ. Tiến bộ trong hệ thống điều khiển hỏa lực và khả năng tìm kiếm mục tiêu cũng là điểm mạnh của tàu Mỹ.

Tuy nhiên, lớp Yamato được biên chế từ năm 1942, trước khi Montana được lên kế hoạch chế tạo, khiến việc so sánh trở nên khập khiễng. Các thiết giáp hạm kế tiếp Yamato được cho là vượt trội hơn Montana về cả kích cỡ và vũ khí. Tuy nhiên, chúng đều chỉ là những dự án trên giấy, không bao giờ trở thành hiện thực.

Ngoài Yamato, lớp Montana chỉ còn đối thủ đáng gờm là lớp Sovetsky Soyuz của Liên Xô và H-39 của Đức. Các tàu này đều có kích thước tương đương thiết giáp hạm Mỹ và Nhật với 16 pháo. Tuy nhiên, tiến bộ công nghệ trong Thế chiến II khiến các siêu thiết giáp hạm dần trở nên lỗi thời và bị hủy bỏ, trừ hai chiếc Yamato đầu tiên.

thiet-giap-ham-quai-vat-bien-suyt-duoc-hai-quan-my-che-tao-2

Yamato là đối thủ duy nhất của Montana được đưa vào biên chế. Ảnh: Wikipedia.

Tới giữa năm 1942, hải quân Mỹ kết luận rằng tàu sân bay hữu ích hơn thiết giáp hạm. Những lớp thiết giáp hạm sẵn có như Iowa và South Dakota đủ sức đối phó với tàu chiến Nhật, đồng thời là lực lượng hộ tống tàu sân bay hiệu quả.

Tàu lớp Montana chậm hơn lớp Iowa, chỉ có thể mang theo vũ khí phòng không tương đương, khó lòng thực hiện nhiệm vụ hộ tống tàu sân bay. Dù có thể  được biên chế trước khi chiến tranh kết thúc, hải quân Mỹ nhận định lớp Montana không có tiềm năng rõ ràng và hủy bỏ việc chế tạo chúng.

Thiết kế thân tàu Montana trở thành nền tảng cho tàu sân bay lớp Midway, chiếc đầu tiên được biên thế ngay sau khi Thế chiến II chấm dứt. Lớp Midway hoạt động trong suốt Chiến tranh Lạnh cho đến khi bị loại biên trong thập niên 1990.

Lớp Montana là những tàu uy lực, được cho là mạnh hơn các tàu tương đương của Nhật, Đức và Liên Xô, nhưng đối thủ của chúng đều bị đánh chìm từ trước, hoặc không được chế tạo. Nếu Mỹ đóng thiết giáp hạm lớp Montana, số phận sau chiến tranh của nó cũng sẽ giống lớp South Dakota, đó là bị tháo dỡ lấy sắt vụn. Việc hủy bỏ dự án này được cho là lựa chọn đúng đắn của hải quân Mỹ, nhằm tập trung cho những chiến hạm hiệu quả hơn.

Hòa Việt

Trở về sau 6 ngày tháp tùng Tổng thống Donald Trump trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên, Ivanka, con gái ông Trump, hạnh phúc chia sẻ trên trang cá nhân video ghi lại cảnh con trai út ba tuổi Theodore bước đi vững vàng.

"Xa nhà thật khó khăn, đặc biệt khi biết có cậu bé con này đang ngóng chờ! Thật tốt là đã về đến nhà rồi!", bà mẹ ba con chú thích cho video.

Mới chỉ một tuần trước đây, cậu con út Theodore còn chập chững những bước đi đầu tiên. Ngay khi xuất hiện trên trang cá nhân của ái nữ của Tổng thống Mỹ, video này đã thu hút hơn 3 triệu lượt xem và hàng nghìn lượt chia sẻ.

Ivanka Trump thường đăng ảnh và video các con lên các tài khoản mạng xã hội. Cô và chồng Jared Kushner có ba con, gồm Arabella 5 tuổi, Joseph ba tuổi và Theodore một tuổi.

Cậu út Theodore vừa qua sinh nhật đầu tiên hồi tháng 3. Đầu năm nay, cậu bé cũng nhận được sự yêu mến của người hâm mộ sau khi mẹ chia sẻ video tập bò ở Nhà Trắng. Cột mốc này diễn ra ngay sau khi ông ngoại của Theodore nhậm chức Tổng thống Mỹ.

An Hồng

Popular Posts

Liên kết