Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2017

"Các nhóm khủng bố như Nhà nước Hồi giáo (IS) và al-Nusra chịu tổn thất nặng nề trong vài tháng qua. Do các chiến dịch của Nga có hiệu quả, chúng đã bị suy yếu nghiêm trọng", RT dẫn thông báo từ Bộ Quốc phòng Nga ngày 30/9 cho biết.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, trong 11 ngày, kể từ 19 đến 29/9, phi cơ Nga đã phá hủy 67 tiền đồn, 51 phương tiện bọc thép, 27 xe tăng, 21 bệ phóng rocket và gần 200 phương tiện được đặc biệt hóa của các nhóm phiến quân Hồi giáo.

Chiến dịch không kích tiêu diệt 2.359 phiến quân, làm hơn 2.700 tên bị thương. Trong số này có 16 tên chỉ huy và hơn 400 công dân các nước từng thuộc Liên Xô. Chiến dịch còn giúp đẩy lùi các đợt phản công của phiến quân ở tỉnh Idlib và Deir ez-Zor, Syria. Deir ez-Zor, giáp biên giới Iraq, là khu vực chiến sự ác liệt nhất ở Syria trong vài tháng qua.

"Với sự hỗ trợ từ không quân Nga, quân đội Syria đang dần hoàn tất vòng vây và tiêu diệt đáng kể phiến quân IS, khoảng 1.500 tên, từ Iraq sang ở phía đông Deir ez-Zor", Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

Ngày 30/9 đánh dấu tròn hai năm ngày quân đội Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Syria theo đề nghị từ Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Moscow gần đây thông báo các lực lượng chính phủ Syria đã giành lại quyền kiểm soát với 87% diện tích Syria.

Như Tâm

, USS Ronald Reagan (CVN 76), steams in formation with ships from Carrier Strike Group Five (CSG) 5 and the Republic of Korea Navy (ROKN) during exercise Invincible Spirit. Photo: US Navy

Tàu sân bay USS Ronald Reagan di chuyển cùng cụm tàu sân bay chiến đấu (CSG) 5 và hải quân Hàn Quốc trong một cuộc tập trận. Ảnh: US Navy.

"Chúng tôi đang tham vấn với Mỹ về kế hoạch triển khai cụm tàu sân bay chiến đấu (CSG) do tàu sân bay hạt nhân USS Ronald Reagan dẫn đầu hoạt động tại Đông Hải (biển Nhật Bản) vào khoảng 15/10", Yonhap dẫn lời một quan chức quốc phòng Hàn Quốc nói hôm nay.

USS Ronald Reagan có thể được hộ tống bởi một số tàu chiến thuộc CSG như một tàu khu trục Aegis, một tàu tuần dương và một tàu ngầm hạt nhân.

Theo quan chức trên, Mỹ và Hàn Quốc có kế hoạch diễn tập chung phát hiện, theo dõi và chặn tên lửa đạn đạo Triều Tiên, huấn luyện tác chiến chống ngầm.

Cuộc diễn tập diễn ra trong bối cảnh căng thẳng quân sự leo thang trên bán đảo Triều Tiên, liên quan đến chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng. Quan chức quốc phòng Hàn Quốc nói hoạt động này đã được lên kế hoạch từ trước. Sự chú ý sẽ được tập trung vào việc USS Ronald Reagan có đi qua biên giới trên biển giữa Hàn Quốc và Triều Tiên hay không.

USS Ronald Reagan, lớp Nimitz, đóng quân tại Yokosuka, Nhật Bản. Tàu thuộc biên chế Hạm đội 7, hải quân Mỹ, đơn vị phụ trách khu vực Ấn Độ - châu Á - Thái Bình Dương. Tàu dài 333 m, boong tàu rộng bằng ba sân bóng, có gần 80 phi cơ, từ chiến đấu cơ đến trực thăng, và thủy thủ đoàn khoảng 5.000 người.

Như Tâm

Heather Nauert, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ. Ảnh: Washington Examiner.

Heather Nauert, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ. Ảnh: Washington Examiner.

"Dù đã có đảm bảo rằng Mỹ không quan tâm đến thúc đẩy chính quyền đương nhiệm sụp đổ, thay đổi chế độ, thúc đẩy tái thống nhất bán đảo Triều Tiên hay di chuyển lực lượng về phía bắc khu phi quân sự (DMZ), Triều Tiên không có dấu hiệu nào chứng tỏ họ quan tâm hay sẵn sàng đàm phán về phi hạt nhân hóa", AFP dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert cho biết ngày 30/9.

Bình luận trên được đưa ra không lâu sau khi Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cùng ngày nói Mỹ đã mở các kênh đối thoại với Triều Tiên.

"Chúng tôi hỏi 'các bạn có muốn đàm phán?'. Chúng tôi có các đường dây liên lạc với Bình Nhưỡng. Chúng tôi không rơi vào tình thế đen tối, cắt đứt liên lạc. Chúng tôi có thể đàm phán với họ", ông Tillerson cho biết.

Căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên đang leo thang. Hai nước liên tục đấu khẩu, đe dọa lẫn nhau. Tổng thống Mỹ Donald Trump tuần trước dọa "hủy diệt hoàn toàn" Triều Tiên nếu Washington buộc phải tự vệ hoặc bảo vệ đồng minh trước một cuộc tấn công từ Bình Nhưỡng. Triều Tiên cảnh báo Mỹ không nên coi nhẹ lời đe dọa cho Trump "nếm mùi lửa" của Bình Nhưỡng.

Ngoại trưởng Triều Tiên đầu tuần cáo buộc Tổng thống Trump tuyên chiến với Triều Tiên, cảnh báo Bình Nhưỡng sẵn sàng bắn hạ oanh tạc cơ của Washington để tự vệ. Nhà Trắng bác bỏ, gọi đây là cáo buộc "lố bịch", và Triều Tiên dọa bắn phi cơ Mỹ trên không phận quốc tế là "không phù hợp".

Giới quan sát lo ngại Triều Tiên có thể thử hạt nhân trên bầu khí quyển ở Thái Bình Dương như ngoại trưởng Triều Tiên từng cảnh báo và Mỹ sẽ cảm thấy có nghĩa vụ thực hiện biện pháp quân sự. Các quan chức Mỹ cấp cao thừa nhận lựa chọn quân sự không mấy hứa hẹn do thủ đô Seoul đông đúc của quốc gia đồng minh Hàn Quốc nằm trong tầm bắn của pháo binh Triều Tiên.

Như Tâm

Chiếc siêu phi cơ thân rộng hai tầng A380 của Air France, khởi hành từ Paris, Pháp, đi Los Angeles, Mỹ, phải chuyển hướng khi đang bay qua Greenland và hạ cánh xuống Goose Bay, Canada, lúc 15h42 GMT ngày 30/9. Trên khoang có 496 hành khách và 24 thành viên tổ bay.

"Chuyến bay 066 hạ cánh mà không có thêm thiệt hại xuống sân bay quân sự Goose Bay. Toàn bộ 520 người trên khoang được sơ tán an toàn, không có người bị thương", một người phát ngôn Air France tại Paris, Pháp, nói với AFP.

Video và hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy một động cơ máy bay bị hư hại nặng, một phần vỏ động cơ bị bong ra. Một hành khách cho rằng có thể máy bay đã đâm vào chim.

"Động cơ gặp sự cố trên Đại Tây Dương... có thể do đâm vào chim", hành khách Miguel Amador viết trên mạng xã hội. Hành khách Iskandar nói những người trên chuyến bay "đã có một ký ức sẽ lưu lại rất lâu".

Air France vận hành 10 chiếc Airbus A380, phi cơ chở khách lớn nhất trên thế giới. Các phiên bản của dòng máy bay này sử dụng động cơ turbine phản lực cánh quạt GP7200 do General Electric và Pratt and Whitney của Mỹ sản xuất.

Doanh số A380 tăng chậm và Airbus thông báo sẽ giảm sản lượng vào năm 2019 xuống chỉ còn 8 phi cơ. Trong năm 2015, Airbus chế tạo 27 chiếc A380. Tuy vậy, Tom Enders, giám đốc điều hành Airbus, vẫn tự tin vào tương lai của loại máy bay này.

Đường bay của chuyến bay 066. Đồ họa: Sun.

Đường bay của chuyến bay 066. Đồ họa: Sun.

Như Tâm

my-kho-co-co-gay-chien-khi-trieu-tien-no-bom-nhiet-hach-o-thai-binh-duong

Một vụ thử hạt nhân trên Thái Bình Dương của Mỹ. Ảnh: USAF.

Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho ngày 23/9 tuyên bố Bình Nhưỡng có thể cho nổ bom nhiệt hạch trên Thái Bình Dương để đáp trả các tuyên bố cứng rắn từ Washington. Giới chuyên gia nhận định ngay cả khi Triều Tiên tiến hành vụ nổ bom nhiệt hạch này, nó cũng không bị coi là hành động tuyên chiến nhằm vào Mỹ và đồng minh, theo National Interest.

Jeffrey Lewis, giám đốc Chương trình chống phổ biến vũ khí tại Đông Á (EANP), cho rằng một vụ thử hạt nhân của Triều Tiên ở Thái Bình Dương khó bị xếp vào nhóm hành động chiến tranh. "Thái Bình Dương là vùng biển rất rộng, khi Bình Nhưỡng thử hạt nhân ở đây, nhiều tàu thuyền sẽ thấy vụ nổ nhưng ít có khả năng bị ảnh hưởng", ông Lewis nói. Điều đó khiến Mỹ và đồng minh ít có lý do để tấn công trả đũa nhằm vào Triều Tiên sau vụ thử.

Dưới quan điểm pháp lý, Mỹ đã từ chối tham gia Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBT) dưới thời cựu tổng thống Bill Clinton. Năm 2003, Bình Nhưỡng cũng đã rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. 

Ngày 7/7/2017, Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân được Liên Hợp Quốc (LHQ) thông qua, nhưng không quốc gia nào trong 9 nước sở hữu vũ khí hạt nhân gồm Mỹ, Nga, Anh, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Pakistan, Triều Tiên và Israel, tham gia đàm phán hay bỏ phiếu.

Bởi vậy, từ góc độ chính trị và pháp lý, khó có thể coi vụ thử hạt nhân của Triều Tiên trên Thái Bình Dương là sự vi phạm luật pháp quốc tế và đòi hỏi biện pháp trừng phạt quân sự, giáo sư James R. Holmes tại Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ cho hay.

my-kho-co-co-gay-chien-khi-trieu-tien-no-bom-nhiet-hach-o-thai-binh-duong-1

Nguy cơ lớn nhất là tên lửa Triều Tiên gây hư hại, phá hủy tàu bè và máy bay. Ảnh: Reuters.

Chuyên gia quân sự Dave Majumdar cho rằng Mỹ có thể thuyết phục Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA) thảo luận về giải pháp quân sự sau vụ nổ, nhưng còn tùy vào mức độ thiệt hại từ vụ thử hạt nhân của Triều Tiên trên Thái Bình Dương. "Mỹ có thể vận động chính trị để HĐBA thông qua một nghị quyết dựa trên Chương 7 trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, nhưng còn tùy vào thiệt hại do vụ thử hạt nhân gây ra và đối tượng bị ảnh hưởng", ông Holmes cho biết.

Chương 7 trong Hiến chương LHQ cho phép HĐBA xác định thực trạng các mối đe dọa hoà bình, phá hoại hoà bình hoặc hành vi xâm lược, đưa ra những kiến nghị hoặc quyết định biện pháp nào nên áp dụng để duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế.

Giới chuyên gia cho rằng rất khó để một quốc gia cấm một vùng biển quốc tế, nhằm phục vụ hoạt động bắn đạn thật hoặc thử tên lửa. Việc bắn trúng tàu bè nước ngoài sẽ dẫn đến những tác động xấu về chính trị và nhân đạo. Khó khăn càng gia tăng gấp bội khi bên thử nghiệm không thể thông báo đầy đủ cho tàu bè và máy bay tránh xa khu vực bắn thử. Hiệu ứng từ một vụ nổ hạt nhân trên không và mặt biển là rất lớn, kéo theo thiệt hại trên diện rộng và ảnh hưởng lâu dài.

Nếu kịch bản này xảy ra, có khả năng HĐBA sẽ cho phép các nước sử dụng vũ lực để đáp trả Triều Tiên, hoặc Mỹ đơn phương phát động chiến tranh để tự vệ trong trường hợp chủ quyền lãnh thổ bị đe dọa. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nêu vấn đề này trước LHQ và ông sẽ phải giữ lời.

my-kho-co-co-gay-chien-khi-trieu-tien-no-bom-nhiet-hach-o-thai-binh-duong-2

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un kiểm tra ICBM Hwasong-14. Ảnh: KCNA.

Tuy nhiên, Mỹ hiểu rất rõ rằng một cuộc chiến giữa hai nước sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ dẫn đến hậu quả thảm khốc nên khó có thể gây chiến với Triều Tiên. Nhiều khả năng Bình Nhưỡng sẽ cần thêm thời gian trước khi phóng ICBM mang đầu đạn hạt nhân, cũng như phải đưa ra thông báo trước khi thử nghiệm.

"Việc Triều Tiên cảnh báo trước khi thử hạt nhân trên Thái Bình Dương khiến tên lửa của họ có nguy cơ bị Mỹ đánh chặn. Tuy nhiên, họ có thể chỉ cần báo trước một ngày và phóng đạn về phía nam Thái Bình Dương. Việc thử thành công ICBM mang đầu đạn hạt nhân sẽ xóa tan mọi nghi ngờ về năng lực của nước này", ông Joshua H. Pollack, học giả tại Trung tâm Nghiên cứu phi hạt nhân James Martin nêu quan điểm.

Khi phóng viên đặt câu hỏi về việc Bình Nhưỡng thử hạt nhân trên Thái Bình Dương có thể được coi là hành động tuyên chiến, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis hôm 25/9 chỉ khẳng định đó là việc làm vô trách nhiệm mà không trả lời trực tiếp câu hỏi. Hàng loạt khó khăn về chính sách và yếu tố pháp lý là nguyên nhân dẫn tới phản ứng này, chuyên gia Dave Majumdar nhận định.

Duy Sơn

chu-tich-trung-quoc-de-cao-moi-quan-he-voi-tong-thong-my

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hôm nay bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước cuộc gặp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh. Ảnh: Reuters.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay đón tiếp Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, theo AFP. Trong cuộc gặp, Chủ tịch Trung Quốc nhắc lại chuyện ông cùng Tổng thống Mỹ Donald Trump từng vài lần điện đàm cũng như đã gặp mặt tại Florida, Mỹ, hồi tháng 4 và tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hamburg, Đức, hồi tháng 7.

"Tôi cảm thấy rất vui trong những lần tiếp xúc ấy và chúng tôi đã đạt được những nỗ lực đáng kể để thúc đẩy sự phát triển của mối quan hệ Trung Quốc - Mỹ", ông Tập nói. "Hai chúng tôi cũng duy trì một mối quan hệ làm việc và quan hệ cá nhân tốt đẹp".

Chủ tịch Trung Quốc đồng thời thêm rằng ông tin chuyến thăm của Tổng thống Mỹ đến nước này dự kiến diễn ra vào tháng 11 tới đây sẽ "đặc biệt, tuyệt vời và thành công".

"Đó là một mối quan hệ sẽ tiếp tục phát triển và lớn mạnh, dựa trên nền tảng là sức mạnh của mối quan hệ giữa ngài và Tổng thống Trump", Ngoại trưởng Mỹ nói với Chủ tịch Trung Quốc. "Và chúng tôi mong chờ được thúc đẩy mối quan hệ ấy trong chuyến thăm sắp tới".

Tổng thống Mỹ Donald Trump từng ca ngợi tình bạn với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhưng những tháng gần đây, ông thường xuyên nhắc nhở lãnh đạo Trung Quốc gia tăng áp lực nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân, tên lửa Triều Tiên.

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đang thăm Trung Quốc. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh có dấu hiệu được cải thiện sau nhiều tháng căng thẳng vì bất đồng liên quan đến các biện pháp nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân, tên lửa Triều Tiên.

Ông Tillerson cùng ngày cho hay Mỹ vẫn mở các kênh liên lạc với Triều Tiên và rằng Washington đang đánh giá khả năng liệu Bình Nhưỡng có muốn đối thoại về việc từ bỏ chương trình hạt nhân hay không.

Vũ Hoàng

roi-phi-co-quan-su-o-congo-toan-bo-to-bay-thiet-mang

Máy bay rơi sau khi cất cánh từ thủ đô Kinshasa, Congo. Đồ họa: Al Jazeera.

Máy bay rơi tại một địa điểm cách thủ đô Kinshasa, Cộng hòa Dân chủ Congo, khoảng 100 km về phía đông. Hiện chưa rõ chính xác có bao nhiêu thành viên tổ bay trên phi cơ lúc vụ tai nạn xảy ra, Reuters đưa tin.

"Có một vụ rơi máy bay vận tải. Đó là một phi cơ quân sự", ông George Tabora, giám đốc sân bay N'djili ở Kinshasa cho hay. "Đây không phải máy bay chở khách. Tổ bay không ai sống sót".

Theo một quan chức giấu tên thuộc cơ quan quản lý hàng không Congo, chiếc máy bay gặp nạn là mẫu Antonov 12, đang trên đường tới thành phố Bukavu, phía đông nước này. Máy bay đã gặp vấn đề khi cất cánh từ N'djili và rơi xuống khu vực Nsele. Chưa rõ có người trên mặt đất bị thương hay thiệt mạng hay không.

Một nguồn tin quân đội nói với AFP máy bay chở theo "hai phương tiện và vũ khí" cùng một nhóm binh sĩ. Phi hành đoàn là người Nga. Ông này cũng cho biết "khoảng 20 đến 30 người" có mặt trên chuyến bay.

Tai nạn máy bay xảy ra khá thường xuyên tại Congo do các tiêu chuẩn an toàn hàng không còn tương đối lỏng lẻo. Tất cả các hãng hàng không thương mại Congo đều bị cấm hoạt động ở Liên minh châu Âu (EU).

Vũ Hoàng

my-dang-xem-xet-ve-kha-nang-dam-phan-voi-trieu-tien

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson (trái) hôm nay hội kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh. Ảnh: Reuters.

Mỹ đã mở các kênh đối thoại với Triều Tiên và đang xem xét liệu Bình Nhưỡng có sẵn sàng tham gia các cuộc thảo luận về việc từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân hay không, AFP dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho biết.

"Chúng tôi đang điều tra, vì thế hãy chờ xem", ông Tillerson nói trước phóng viên sau khi có cuộc gặp với các quan chức Trung Quốc ở Bắc Kinh. "Chúng tôi hỏi. Chúng tôi có các đường dây liên lạc với Bình Nhưỡng. Chúng tôi không rơi vào tình thế đen tối, cắt đứt liên lạc, chúng tôi vẫn duy trì hai đến ba kênh mở với Bình Nhưỡng".

Ngoại trưởng Mỹ đang có chuyến thăm Trung Quốc. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh có dấu hiệu được cải thiện sau nhiều tháng căng thẳng vì bất đồng liên quan đến các biện pháp nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân, tên lửa Triều Tiên.

Trước đó cùng ngày, ông Tillerson đã có cuộc gặp với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tại cuộc gặp với ông Vương, ông Tillerson cho hay Tổng thống Mỹ Donald Trump "đang mong đợi" chuyến thăm Trung Quốc dự kiến diễn ra vào tháng 11 tới đây.

Vũ Hoàng

trung-quoc-keu-goi-an-do-khep-lai-qua-khu-mau-thuan

Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ trao đổi tại biên giới. Ảnh: PTI.

"Chúng ta nên khép trang sách cũ lại và bắt đầu một chương mới theo đúng hướng và nhịp độ hiện nay. Chúng ta nên hợp tác có hiệu quả. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ. Chúng ta đã đạt được rất nhiều tiến bộ ở cấp độ song phương cũng như trong các vấn đề quốc tế và khu vực", Hãng PTI  hôm nay dẫn tuyên bố của Đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ La Chiếu Huy.

Phát biểu tại sự kiện kỷ niệm 68 năm ngày Quốc khánh Trung Quốc 1/10, ông La cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi đầu tháng gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) ở Hạ Môn và hai nhà lãnh đạo đã gửi đi một thông điệp rõ ràng về "hòa giải" và "hợp tác".

Đại sứ Trung Quốc nhân dịp này cũng nhắc lại những "tấm gương" đã góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa hai nước. "Chúng ta không thể quên những đóng góp và di sản của họ. Lịch sử đã làm được nhiều điều, nhưng chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa", ông La nhấn mạnh.

Tuyên bố của quan chức ngoại giao Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh và New Delhi cuối tháng trước thống nhất rút quân, chấm dứt căng thẳng kéo dài hơn hai tháng tại khu vực cao nguyên Doklam.

Nguyễn Hoàng

truc-thang-quan-su-my-bay-nhanh-nhat-the-gioi

Trực thăng S-97 trong quá trình thử nghiệm. Ảnh: Lockheed Martin.

S-97 Raider là trực thăng mới nhất do tập đoàn Lockheed Martin phát triển cho lục quân Mỹ, có khả năng chở 6 lính bộ binh cùng hai phi công điều khiển. Đây được coi là "thành tựu lớn mới nhất" đối với lục quân Mỹ. Việc sử dụng cánh quạt đồng trục và một cánh quạt đẩy sau đuôi là bí quyết giúp S-97 đạt tốc độ trên 405 km/h, phá vỡ kỷ lục tốc độ nhanh nhất thế giới 315 km/h của trực thăng vận tải CH-47F Chinook, theo Business Insider.

Nhà sản xuất mô tả S-97 là mẫu trực thăng chiến thuật hạng nhẹ, có khả năng hoạt động trong môi trường nóng 35 độ C và độ cao hơn 3.000 m. Nó có thể phục vụ cho nhiều nhiệm vụ khác nhau, như tấn công yểm trợ mặt đất, trinh sát, tìm kiếm cứu nạn hay thậm chí là hoán cải thành trực thăng không người lái.

Không chỉ có tốc độ cao, S-97 còn được trang bị nhiều vũ khí tiến công như tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire, rocket Hydra cỡ 70 mm, súng máy cỡ nòng 12,7 mm hoặc 7,62 mm. Máy bay cũng có kích thước tương đối nhỏ, một vận tải cơ C-17 Globemaster có thể chuyên chở tới 4 chiếc S-97 cùng lúc.

S-97 Raider là sản phẩm cho dự án Trinh sát vũ trang đường không (AAS) trị giá 200 triệu USD do lục quân Mỹ đặt hàng nhằm phát triển khí tài thay thế dòng trực thăng OH-58 Kiowa Warrior. Lockheed Martin cũng đang chào bán dòng S-97 cho cả hải quân, thủy quân lục chiến và không quân Mỹ.

Tử Quỳnh

Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

my-dieu-may-bay-tuan-tham-san-ngam-toi-thai-binh-duong

Máy bay P-8A Poseidon của hải quân Mỹ. Ảnh: AFP.

"Biên đội hai máy bay trinh sát P-8A Poseidon (Thần biển) sẽ tới Hawaii trong tuần này. Đây là lần đầu tiên phi cơ P-8A được triển khai tới căn cứ trên đảo Oahu để làm nhiệm vụ tuần thám biển", Stars and Stripes dẫn thông cáo của hải quân Mỹ hôm 28/9.

Nhiệm vụ này được công bố giữa lúc căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên gia tăng, trong khi hải quân Trung Quốc cũng tăng cường hoạt động trên các vùng biển phía đông Thái Bình Dương. Tuy được gọi là máy bay trinh sát, nhiệm vụ chính của P-8A Poseidon là săn tìm tàu mặt nước và tàu ngầm đối phương.

Dòng Poseidon được phát triển từ máy bay chở khách Boeing 737, có khả năng mang theo 11 tên lửa, bom chìm hoặc ngư lôi ở giá trong thân và dưới cánh. Hệ thống cảm biến hiện đại của P-8A có thể phát hiện dấu vết khí thải từ tàu ngầm trong không khí, trong khi các thiết bị điện tử trên máy bay đóng vai trò trinh sát, gây nhiễu và tác chiến mạng.

Phiên bản P-8A của hải quân Mỹ không được trang bị cảm biến phát hiện dị thường từ trường (MAD) như mẫu P-8I xuất khẩu cho Ấn Độ. MAD là thiết bị chính để phát hiện tàu ngầm khi phi cơ hoạt động ở độ cao thấp, dựa vào đột biến trong từ trường Trái Đất do tàu ngầm gây ra. Hải quân Mỹ cho biết mẫu P-8A có thể hoạt động cùng máy bay không người lái và lấy dữ liệu từ hệ thống MAD của nó.

Các báo cáo hồi đầu tháng 8 cho thấy Triều Tiên đang tăng cường phát triển tên lửa đạn đạo hạt nhân phóng từ tàu ngầm. Mỹ từng công bố kế hoạch triển khai máy bay P-8A tới Thái Bình Dương hồi năm ngoái, nhưng sự xuất hiện của biên đội Poseidon tại Hawaii được nhiều chuyên gia coi là bước gia tăng căng thẳng với Triều Tiên.

Tử Quỳnh

trung-quoc-bien-che-tiem-kich-tang-hinh-j-20

Tiêm kích tàng hình J-20 trong biên chế không quân Trung Quốc. Ảnh: SCMP.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm hôm 28/9 cho biết không quân nước này đã chính thức đưa vào vận hành tiêm kích J-20, dòng máy bay tàng hình đầu tiên của Trung Quốc, trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới sở hữu tiêm kích thế hệ 5 trong biên chế, Xinhua đưa tin.

Bắc Kinh tuyên bố "tiêm kích thế hệ 4 vẫn đang trải qua các cuộc thử nghiệm như dự kiến", sau 6 tháng hoạt động trong điều kiện thực tế tại các đơn vị không quân. Chuyên gia Dave Majumdar cho biết định danh "tiêm kích thế hệ 4" của Trung Quốc tương đương với các máy bay thế hệ 5 như F-22, F-35 Mỹ hay Su-57 Nga.

J-20 là mẫu tiêm kích tàng hình thứ ba được đưa vào biên chế vào một lực lượng không quân trên thế giới, sau dòng F-22 vào năm 2005 và F-35 cách đây hai năm. Trong khi đó, mẫu Su-57 của Nga dự kiến được biên chế trong năm 2018.

Xuất hiện công khai lần đầu tiên vào tháng 11/2016 tại triển lãm hàng không Chu Hải, J-20 được quảng bá là mẫu máy bay tối tân do Trung Quốc tự thiết kế và sản xuất, có khả năng đọ sức ngang ngửa cùng các tiêm kích tàng hình hiện đại nhất của Mỹ. Tuy nhiên nhiều chuyên gia quân sự quốc tế vẫn nghi ngờ về khả năng thực sự của dòng máy bay này, bởi Trung Quốc vẫn gặp nhiều khó khăn trong công nghệ chế tạo động cơ.

J-20 bị nghi là đang dùng động cơ Saturn AL-31F mua từ Nga, bởi động cơ nội địa WS-15 vẫn chưa được hoàn thiện.

Tử Quỳnh

Vũ khí hóa học của Mỹ tại một cơ sở lưu trữ ở bang Colorado hồi tháng 9/2009. Ảnh: Wikipedia.

Vũ khí hóa học của Mỹ tại một cơ sở lưu trữ ở bang Colorado hồi tháng 9/2009. Ảnh: Wikipedia.

"Mỹ vẫn duy trì cam kết hoàn tất tiêu hủy vũ khí hóa học. Chúng tôi đang theo lộ trình để kịp hạn chót tự đặt ra là cuối năm 2023", AFP dẫn lời người phát ngôn Lầu Năm Góc nói ngày 29/9.

Theo người phát ngôn, hơn 90% kho vũ khí hóa học của Mỹ đã được tiêu hủy. Hạn chót phải thay đổi trong những năm qua do gặp thách thức "công nghệ".

Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo Nga hoàn tất tiêu hủy vũ khí hóa học hôm 27/9 và cáo buộc Washington chậm trễ. Mỹ "không thực hiện nghĩa vụ của họ liên quan đến thời gian tiêu hủy vũ khí hóa học. Họ đã dời hạn chót ba lần", ông Putin nói.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc cho rằng "Nga đã thu hút và nhận được nguồn tài trợ rất đáng kể từ các nhà tài trợ quốc tế", trong đó có Mỹ, cung cấp "hơn 1 tỷ USD về tài chính và hỗ trợ kỹ thuật cho chương trình tiêu hủy vũ khí hóa học của Nga".

"Chúng tôi chúc mừng Nga vì đã hoàn thành nhiệm vụ. Đây là một cột mốc quan trọng trong việc kiểm soát vũ khí và không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt", theo người phát ngôn.

Nga và Mỹ đều sở hữu số lượng lớn vũ khí hóa học trong Chiến tranh Lạnh và đã nhất trí tiêu hủy chúng vào tháng 4/2012, sau khi tham gia công ước 1997. Cả hai bên sau đó đều điều chỉnh lại hạn chót.

Như Tâm

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson. Ảnh: Reuters.

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson. Ảnh: Reuters.

Ông Tillerson đến Trung Quốc hôm nay, dự kiến gặp Ngoại trưởng Vương Nghị,  Uỷ viên Quốc vụ Dương Khiết Trì và Chủ tịch Tập Cận Bình, theo ReutersĐây là chuyến thăm thứ hai của ông tới Trung Quốc kể từ khi nhậm chức hồi tháng hai.

Bộ Ngoại giao Mỹ không gợi ý về bất cứ tuyên bố quan trọng nào sẽ được đưa ra trong chuyến thăm Trung Quốc của ông Tillerson, nhưng báo China Daily cho rằng nó không nên chỉ là sự "thể hiện thiện chí thông thường" trước chuyến thăm của Tổng thống Trump. 

"Khách và chủ nhà phải vạch ra ít nhất một điều, đó là mỗi bên có thể kỳ vọng gì về nhau để đảm bảo tình hình trên bán đảo Triều Tiên không xấu đi, vượt ngoài tầm kiểm soát", báo viết. 

Mỹ đánh giá Trung Quốc có vai trò then chốt nhằm đẩy lùi đối đầu quân sự với Triều Tiên, khi Bình Nhưỡng đang có những bước tiến nhanh chóng tới mục tiêu phát triển tên lửa mang đầu đạn hạt nhân có thể vươn tới Mỹ. 

Bắc Kinh tuyên bố sẽ tuân thủ nghiêm và toàn diện các nghị quyết của Liên Hợp Quốc với Bình Nhưỡng. Bộ Thương mại nước này hôm 28/9 thông báo các công ty Triều Tiên tại Trung Quốc sẽ bị đóng cửa vào tháng 1/2018, theo nghị quyết của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, lệnh trừng phạt mới nhất cần thời gian trước khi bắt đầu có tác dụng, báo China Daily cảnh báo trong bài xã luận đăng hôm qua. 

Tổng thống Trump dự kiến thăm Trung Quốc vào tháng 11. Ông đã kêu gọi nước này hành động nhiều hơn nữa về vấn đề Triều Tiên và hứa có bước đi nhằm tái cân bằng quan hệ thương mại mà Washington cho là đặt các doanh nghiệp Mỹ vào thế bất lợi. 

Trọng Giáp

nhat-canh-bao-trieu-tien-co-the-khieu-khich-ngay-10-10

Triều Tiên gần đây phóng hai tên lửa bay qua Nhật Bản. Ảnh minh hoạ: AP.

Ngày 10/10 là thời điểm Triều Tiên có thể có thêm hành động khiêu khích, do đó Nhật Bản cần thận trọng, theo Bộ trưởng Itsunori Onodera. 

Đây là thời điểm hai nước có các sự kiện quan trọng trùng nhau, khi Tokyo bắt đầu chiến dịch bầu cử Hạ viện và Bình Nhưỡng kỷ niệm ngày thành lập đảng Lao động.

"Tôi hiểu rằng đó là lễ kỷ niệm quan trọng của Triều Tiên. Chúng tôi muốn duy trì tình trạng khẩn cấp", Reuters dẫn lời ông Onodera hôm qua nói.

Trước đó, cố vấn an ninh quốc gia Hàn Quốc Chung Eui-yong cho rằng Triều Tiên có thể có hành động khiêu khích trong khoảng thời gian từ 10/10 đến 18/10. Triều Tiên thường kỷ niệm các sự kiện quan trọng bằng các vụ thử vũ khí, trong đó có vụ thử hạt nhân lần thứ 5 vào ngày 5/9 năm ngoái, nhân dịp Quốc khánh.

Mới đây, Triều Tiên phóng hai tên lửa bay qua Nhật Bản trong vòng hai tuần, vào ngày 29/8 và 15/9 nhằm đáp trả phản ứng của cộng đồng quốc tế. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khẳng định đây là lúc cần gây áp lực lên Triều Tiên hơn là đối thoại, nhằm buộc Bình Nhưỡng chấm dứt các chương trình hạt nhân và tên lửa.

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang gia tăng khi Tổng thống Mỹ và các lãnh đạo Triều Tiên liên tiếp chỉ trích gay gắt lẫn nhau và đe doạ có hành động quân sự.

Khánh Lynh

an-do-dieu-100-xe-tang-den-sat-bien-gioi-pakistan

Xe tăng T-72 của Ấn Độ. Ảnh: Military.

Quân đội Ấn Độ điều sư đoàn bộ binh số 10 đến khu vực biên giới với Pakistan nhằm đề phòng các động thái khiêu khích và cảnh báo Islamabad không giúp đỡ các phần tử khủng bố vượt Đường Kiểm soát (LoC) phân chia ranh giới giữa hai nước, Sputnik ngày 27/9 đưa tin.

Ấn Độ đã tái cơ cấu sư đoàn 10 thành theo mô hình "sư đoàn bộ binh cao nguyên" (RAPID), có sức chiến đấu mạnh và khả năng thích ứng với các cuộc chiến tranh hạt nhân và sinh hóa học. Sư đoàn này hiện được biên chế khoảng 100 xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 và 100 xe bọc thép do Nga sản xuất.

Quân đội Ấn Độ gần đây liên tục cảnh báo Pakistan nên ngừng ngay việc trợ giúp lực lượng khủng bố vượt qua LoC, đồng thời nhấn mạnh New Delhi đã chuẩn bị sẵn sàng một loạt các biện pháp để trả đũa Islamabad.

"Tấn công chính xác là thông điệp mà chúng tôi muốn gửi đến họ. Tôi nghĩ rằng Pakistan hiểu và ngừng ngay hành động này, nếu không chúng tôi sẽ tái khởi động chiến dịch quân sự", tướng Bipin Rawat, tham mưu trưởng lục quân Ấn Độ, tuyên bố.

Phía Pakistan lại cáo buộc Ấn Độ gây hấn bằng cách nổ súng ở biên giới, đồng thời liên hệ với Mỹ, Trung Quốc, Nga và Anh để lên án hành động của Ấn Độ.

Quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan luôn trong trạng thái căng thẳng do những mâu thuẫn và tranh chấp chủ quyền ở khu vực biên giới Kashmir. Giữa hai nước đã xảy ra ba cuộc chiến tranh kể từ năm 1947, trong đó hai cuộc chiến liên quan đến vùng tranh chấp Kashmir.

Nguyễn Hoàng

my-bo-nhiem-tan-dai-su-tai-nga

Tân đại sứ Mỹ tại Nga Huntsman. Ảnh: AP.

Thượng viện Mỹ ngày 28/9 phê chuẩn ông John Huntsman vào vị trí tân đại sứ tại Nga, Reuters đưa tin.

Cựu thống đốc bang Utah này được Tổng thống Mỹ Donald Trump đề cử vào vị trí đại sứ tại Nga từ tháng 7. Uỷ ban Quan hệ đối ngoại Thượng viện từ đầu tuần đã nhất trí về việc này, các thành viên của hai đảng Dân chủ và Cộng hoà đều ca ngợi năng lực và kinh nghiệm của ông Huntsman.

Tân đại sứ tại Nga nhậm chức trong bối cảnh các uỷ ban của quốc hội Mỹ và công tố viên đặc biệt Robert Mueller đang điều tra cáo buộc Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ năm ngoái. Nga bác bỏ mọi cáo buộc liên quan, Tổng thống Trump cũng phủ nhận có thông đồng với Moscow.

Trong phiên điều trần phê chuẩn việc bổ nhiệm, ông Huntsman nói chắc chắn Nga đã can thiệp bầu cử Mỹ.

Quan hệ Nga và Mỹ gần đây còn căng thẳng do hai bên đáp trả lệnh trừng phạt của nhau và tranh cãi về vấn đề Triều Tiên.

Ông Huntsman từng là đại sứ Mỹ ở Trung Quốc từ năm 2009 đến 2011, dưới thời chính quyền Barack Obama. Ông còn là ứng viên tổng thống của đảng Cộng hoà năm 2012.

Khánh Lynh

nguoi-vo-bi-n-cua-nha-lanh-dao-trieu-tien-kim-jong-un

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và phu nhân Ri Sol-ju tham dự một sự kiện trên đảo Rungna ở thủ đô Bình Nhưỡng ngày 25/7/2012. Ảnh: KCNA.

Trong lúc Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un liên tục đáp trả lẫn nhau bằng những lời đe dọa trực diện, phu nhân của hai nhà lãnh đạo này không có gì nhiều để nói về viễn cảnh chết chóc mà chồng họ vẽ ra qua các phát ngôn mạnh miệng, theo Newsweek.

Việc tổng thống cùng phu nhân xuất hiện trước công chúng là một truyền thống được duy trì lâu nay ở Mỹ và Trump không phải ngoại lệ. Bất chấp những lời đồn đại về trục trặc trong mối quan hệ giữa ông chủ Nhà Trắng và vợ, đệ nhất phu nhân Melania vẫn thường xuyên tháp tùng chồng tới các sự kiện quan trọng.

Trái lại, ở Triều Tiên, người dân cũng như truyền thông rất ít khi bàn tới những mối quan hệ tình cảm cá nhân của các nhà lãnh đạo. Thực tế, ông Kim Jong-un là lãnh đạo tối cao Triều Tiên đầu tiên công khai giới thiệu vợ trước công chúng.

Ngươi vợ bí ẩn

Bà Ri Sol-ju được cho là ít hơn chồng mình vài tuổi. Ông Kim Jong-un năm nay 33 tuổi. Kênh truyền hình nhà nước Triều Tiên lần đầu công bố bà Ri là vợ ông Kim hồi tháng 7/2012, sau khi người ta thấy bà ngồi bên cạnh ông tại một buổi hòa nhạc tổ chức cho các lãnh đạo cấp cao Triều Tiên và có mặt trong buổi lễ kỷ niệm ngày cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành, ông nội ông Kim Jong-un, qua đời.

Việc bà Ri đột ngột xuất hiện bên cạnh ông Kim làm dấy lên nhiều đồn đoán. Các chuyên gia quốc tế đã phải nỗ lực hết sức để phác thảo ra bức tranh sơ bộ về tiểu sử đệ nhất phu nhân Triều Tiên.

Hiện không có nhiều thông tin về cuộc sống của bà Ri lúc chưa làm đám cưới với ông Kim. Báo cáo tình báo Hàn Quốc cho hay bà từng học âm nhạc ở Trung Quốc.

nguoi-vo-bi-n-cua-nha-lanh-dao-trieu-tien-kim-jong-un-1

Ông Kim và vợ đứng dậy hoan hô màn biểu diễn của ban nhạc Moranbong ở Bình Nhưỡng trong bức ảnh không rõ thời gian do KCNA công bố ngày 9/7/2012. Ảnh: KCNA.

Trước khi tổ chức đám cưới với ông Kim Jong-un vào khoảng năm 2009, 2010, bà Ri là một đội trưởng đội cổ vũ thể thao Triều Tiên. Bà từng tới Nhật Bản và Hàn Quốc ủng hộ các vận động viên Triều Tiên trong những sự kiện quốc tế, theo Micheal Madden, người sáng lập trang web chuyên theo dõi các vấn đề ở Triều Tiên, cây bút viết bài thường xuyên cho trang 38 North. Đây là một dự án của Viện Mỹ - Hàn thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp, Đại học Johns Hopkins.

Madden giải thích rằng công việc này của Ri đã giúp bà có mối liên hệ với ban phụ trách về tuyên truyền trực thuộc cơ quan an ninh Triều Tiên. Mặt khác, việc cha bà có chức vi cao trong lực lượng không quân cũng giúp bà thiết lập "địa vị" xã hội cần thiết để được xem xét trở thành phu nhân nhà lãnh đạo Triều Tiên.

Bà Ri đồng thời có mối quan hệ với ông Ri Pyong-chol, một trong những cố vấn thân cận nhất cho ông Kim và là cựu lãnh đạo lực lượng không quân Triều Tiên. Theo Madden, ông Kim và bà Ri có thể không trải qua quãng thời gian hẹn hò mà được mai mối và ghép đôi bởi các bậc tinh hoa chính trị trong nước.

Giới phân tích đánh giá việc ông Kim làm điều chưa từng có tiền lệ là giới thiệu vợ trước công chúng cho thấy nhà lãnh đạo Triều Tiên sẵn sàng phá vỡ những khuôn khổ trước đây và gần gũi hơn với người dân.

"Nó giống như một giấc mơ lớn của người Triều Tiên. Kim Jong-un là người tạo ra giấc mơ và vợ ông, bà Ri Sol-ju, là gương mặt đại diện cho giấc mơ ấy", John S. Park, chuyên gia tại Trung tâm Belford về Khoa học và Quan hệ Quốc tế, Đại học Harvard, bình luận.

Theo các báo cáo tình báo Hàn Quốc, bà Ri đã có ba con, tuy nhiên chính phủ Triều Tiên chưa xác nhận thông tin trên. Dù được chính thức giới thiệu là vợ nhà lãnh đạo Triều Tiên, bà Ri không thường xuyên xuất hiện trước công chúng. Bà chỉ thỉnh thoảng tháp tùng chồng khi ông Kim tổ chức ăn mừng phóng thử tên lửa hay thử hạt nhân thành công hoặc tới các sự kiện trọng thể. Lần nào cũng vậy, bà luôn mặc những bộ trang phục cắt may gọn gàng, màu sắc nhã nhặn và nở nụ cười thân thiện.

Bà Ri còn nổi tiếng vì sở thích dùng các món đồ thời trang phương Tây. Bà từng được nhìn thấy sử dụng những chiếc túi thiết kế đến từ các hãng thời trang xa xỉ như Dior hay Chanel. Niềm đam mê đối với những sản phẩm xa xỉ khiến bà hứng chịu không ít chỉ trích từ quốc tế khi mà Triều Tiên không phải là một quốc gia phát triển và người dân vẫn còn nhiều đói kém.

nguoi-vo-bi-n-cua-nha-lanh-dao-trieu-tien-kim-jong-un-2

Bà Ri xuất hiện bên ông Kim hồi năm 2014. Ảnh: Reuters.

Hồi đầu năm, bà Ri không xuất hiện khoảng vài tháng, làm dấy lên lo lắng về tình hình sức khỏe của bà. Tháng 8, tình báo Hàn Quốc cho biết bà vừa sinh con và sở dĩ bà không xuất hiện trước công chúng chủ yếu vì đang mang thai.

Ngôi sao bóng rổ nhà nghề Dennis Rodman, người Mỹ hiếm hoi làm bạn với nhà lãnh đạo Triều Tiên, từng kể ông đã có cơ hội gặp con thứ hai của ông Kim hồi năm 2013, một bé gái tên Ju-ae.

"Tôi bế con gái họ, bé Ju-ae, và nói chuyện với bà Ri. Ông Kim là người cha tốt và có một gia đình tuyệt vời", Rodman nói với Guardian, song thông tin trên chưa được kiểm chứng độc lập.

Vũ Hoàng

trung-quoc-khai-tru-dang-truy-to-cuu-bi-thu-trung-khanh

Ông Tôn Chính Tài sẽ bị truy tố. Ảnh: AP.

Cựu bí thư Trùng Khánh Tôn Chính Tài đã bị khai trừ khỏi đảng và hồ sơ của ông sẽ được chuyển cho cơ quan tố tụng để truy tố, Xinhua hôm nay đưa tin.

Theo kết quả cuộc điều tra từ tháng 7, ông Tôn bị cáo buộc làm lộ các bí mật của đảng, lạm dụng quyền lực, nhận các món quà đắt tiền và đổi quyền lực lấy tình. Cựu quan chức này còn bị cho là đã "từ bỏ các mục tiêu của đảng", "chà đạp nghiêm trọng kỷ luật chính trị của đảng".

Nhà chức trách cho rằng ông Tôn đã "vi phạm nghiêm trọng trong lối sống, trở nên tha hóa và suy thoái", đồng thời cho rằng ông này "lười biếng và thụ động", "phản bội lại niềm tin của đảng và người dân, gây nên thiệt hại lớn cho các công ty và ảnh hưởng rất xấu đến xã hội".

Tuy nhiên Xinhua không công bố các tội danh cáo buộc với ông Tôn.

Cựu bí thư Trùng Khánh từng được coi là ngôi sao đang lên của chính trường Trung Quốc, người có thể kế nhiệm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cho tới khi bị bất ngờ miễn chức hồi đầu tháng 7. 

Cơ quan giám sát chống tham nhũng Trung Quốc đã chỉ trích ông Tôn và nhà chức trách Trùng Khánh vì chưa nỗ lực hết mình để loại bỏ ảnh hưởng của ông Bạc Hy Lai. Ông Bạc, cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh, đã bị tuyên án tù chung thân vì tội tham nhũng và lạm quyền.

Khánh Lynh

 Nghị sĩ Steve Scalise được chào đón khi trở lại hạ viện Mỹ.

Suốt 15 tuần qua, tất cả các cuộc họp của lãnh đạo đảng Cộng hòa tại hạ viện Mỹ đều để một chiếc ghế trống, đánh dấu sự vắng mặt của lãnh đạo phe đa số Steve Scalise. Nghị sĩ này và 4 trợ lý đã bị trọng thương trong một vụ xả súng tại sân tập bóng chày ở Virginia hôm 14/6, theo Washington Post.

Chiếc ghế đó hôm qua đã không còn trống, khi nghị sĩ Scalise bất ngờ trở lại hạ viện trong tiếng vỗ tay chào đón nồng nhiệt của các đồng nghiệp. "Tôi chắc chắn là một minh chứng sống rằng phép màu thực sự xảy ra", Scalise nói.

Những viên đạn súng trường do James T. Hodgkinson, 66 tuổi, người phản đối Tổng thống Donald Trump, bắn ra đã gây thương tích trầm trọng cho Scalise khi ông cùng những người khác đang chơi trên sân bóng chày. Một viên đạn găm vào hông và chạy khắp cơ thể ông, xé nát cơ và xương, gây chảy máu nghiêm trọng đến mức các bác sĩ cho biết Scalise lúc đó đã thực sự đối mặt với tử thần.

Sau khi được đưa vào bệnh viện với tình trạng "nghìn cân treo sợi tóc", Scalise bất tỉnh nhân sự suốt 4 ngày. "Mãi sau này tôi mới biết bên trong cơ thể mình đã bị tổn hại như thế nào. Xương đùi tôi vỡ thành nhiều mảnh. Đạn xuyên lên gây tổn thương nghiêm trọng hông và xương chậu, đến mức các bác sĩ phải gắn nhiều tấm thép vào xương để điều trị", Scalise cho biết trong cuộc phỏng vấn với CBS News.

"Các bác sĩ lúc đó gần như phải làm công việc khôi phục lại phần lưng của tôi. Họ đã phải sắp xếp lại lưng của tôi", ông nói thêm.

Khoảnh khắc vụ xả súng diễn ra tại sân bóng chày.

Các bác sĩ cho biết vết thương ở xương chậu của Scalise được coi là đặc biệt nguy hiểm, bởi phần cơ thể này có nhiều cơ quan nội tạng và mạch máu, trong đó có những nhánh lớn của động mạch chủ.

Scalise trải qua nhiều cuộc phẫu thuật với ít nhất một lần nhiễm trùng nghiêm trọng và nhiều tuần hồi phục tiếp theo, làm dấy lên nỗi lo ngại ở Đồi Capitol về khả năng quay trở lại công việc của ông, vào thời điểm đảng Cộng hòa rất cần thủ lĩnh trong các cuộc bỏ phiếu ở hạ viện.

Thế nhưng khi trở lại, ngoài khuôn mặt gầy hơn và phải chống nạng, Scalise không có dấu hiệu nào cho thấy ông vừa trải qua nhiều tháng chiến đấu với tử thần. Lúc Scalise vừa bước vào, nghị sĩ Bruce Poliquin đã không giấu nổi sự xúc động, bước tới ôm chầm lấy ông. Các nghị sĩ đảng Dân chủ tại hạ viện cũng reo hò và vẫy tay khi ông bước tới chỗ ngồi quen thuộc của mình. Nhiều khuôn mặt trong hội trường mím lại để ngăn nước mắt chảy ra khi Scalise cảm tạ Chúa trời, người thân và bạn bè cùng những sĩ quan cảnh sát đã cứu mạng ông và tiêu diệt kẻ tấn công trước khi hắn gây thêm thảm kịch.

"Nhiều người chỉ chú ý vào tấn thảm kịch và hành động tội ác, nhưng với tôi, tất cả những gì tôi nhớ được là hàng nghìn hành động đẹp cùng sự yêu thương và tình cảm nồng ấm mà mọi người đem lại sau sự kiện này", ông nói.

Ông đặc biệt cảm ơn hai sĩ quan cảnh sát Đồi Capitol là David Bailey và Crystal Griner, những người đã nổ súng chặn đứng kẻ tấn công, ngăn hắn ta gây thêm tội ác. "Các anh là người hùng của tôi. Các anh đã cứu mạng tôi", ông nói.

su-tro-lai-nhu-phep-mau-cua-nghi-si-my-doi-mat-tu-than

Scalise phát biểu tại hạ viện sau khi trở lại. Ảnh: ABC News.

Trong bài phát biểu đầu tiên trước hạ viện sau khi trở lại, ông cũng bày tỏ sự cảm kích trước đồng nghiệp Brad Wenstrup, nghị sĩ từng là bác sĩ chiến trường tham chiến ở Iraq. Chính Wenstrup đã lao tới bên Scalise khi ông bị trúng đạn, áp dụng kỹ thuật buộc garo để ngăn tình trạng chảy máu ồ ạt cho đến khi ông được chuyển tới bệnh viện bằng trực thăng. Trong lúc Scalise phát biểu, Wenstrup bước tới gần, hai nghị sĩ ôm chầm lấy nhau, mắt cả hai đều rưng rưng.

Sau bài phát biểu kéo dài 15 phút trước toàn thể đồng nghiệp, Scalise bỏ lá phiếu đầu tiên kể từ tháng 6, ủng hộ đạo luật về thẩm quyền của Cục Hàng không Liên bang và gia hạn thuế cho các nạn nhân bão lụt.

Trí Dũng

Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017

nha-may-bi-nghi-san-xuat-nhien-lieu-noc-doc-cua-quy-cho-ten-lua-trieu-tien

Triều Tiên hồi tháng 7 tuyên bố phóng thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Ảnh: KCNA.

Trung tâm James Martin về Nghiên cứu Không phổ biến vũ khí của Đại học Middlebury cho rằng Triều Tiên đã làm chủ được việc sản xuất nhiên liệu cho tên lửa là dimethyl hydrazine bất đối xứng (UDMH) tại một nhà máy ở Hamhung, khiến quốc tế càng khó khăn trong việc hạn chế chương trình vũ khí hiện đại của nước này.

UDMH hiện được sản xuất chủ yếu bởi Trung Quốc, một vài quốc gia châu Âu và Nga, nước gọi nó là "nọc độc của quỷ" vì tính chất nguy hiểm của nó. UDMH từng gây ra thảm họa tồi tệ nhất trong thời đại không gian vào năm 1960, khi nhiều công nhân Liên Xô và người dự khán chết trong cuộc thử nghiệm một trong những tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đầu tiên của Moscow. Tình báo Mỹ cũng tin rằng Triều Tiên có khả năng sản xuất được UDMH trong nước chứ không dựa vào nguồn cung từ nước khác.

Jeffrey Lewis, người điều hành chương trình Đông Á của trung tâm Middlebury, ban đầu gặp khó khăn khi tìm kiếm dấu hiệu về việc sản xuất UDMH của Triều Tiên, theo NYTimes.

"Không có dấu hiệu rõ ràng vì UDMH có thể được tạo ra bằng các hóa chất thông thường như chlorine và ammonia bằng cách sử dụng một biến thể của quá trình được phát triển vào năm 1906. Ấn Độ, nước lặng lẽ phát triển chương trình tên lửa vào những năm 1970, đã sản xuất UDMH trong một nhà máy đường cũ", ông cho biết.

Việc tìm kiếm đạt được đột phá khi nhóm của ông tìm thấy và dịch một loạt bài viết kỹ thuật trong tạp chí khoa học chính thức của Triều Tiên liên quan đến UDMH.

Các bài viết từ năm 2013 đến năm 2016 đã thảo luận các vấn đề như xử lý nước thải độc hại - vấn đề chính trong sản xuất UDMH. Một bài viết thì nói về các phương pháp cải thiện độ tinh khiết hóa chất, điều quan trọng cho chương trình tên lửa tiên tiến.

Không giống các bài viết khác trên tạp chí, những bài viết này không đề thông tin liên hệ hoặc tiểu sử của các tác giả, cho thấy công việc của họ nhạy cảm hơn so với bề ngoài.

Nhóm của ông Lewis đã tìm kiếm tên của những tác giả đó trong tất cả nghiên cứu hóa học Triều Tiên mà họ có thể tiếp cận, cho đến khi họ phát hiện một điều kỳ quặc. Một trong số các tác giả, Cha Seok Bong, đã công bố ba bài luận từ một nơi gọi là nhà máy Vinylon 8/2, chuyên sản xuất sợi tổng hợp, tại Hamhung.

nha-may-bi-nghi-san-xuat-nhien-lieu-noc-doc-cua-quy-cho-ten-lua-trieu-tien-1

Vị trí của thành phố Hamhung. Đồ họa: BBC.

Đó là một vị trí kỳ lạ cho một chuyên gia về nhiên liệu tên lửa được đào tạo chuyên sâu. Vì vậy, ông Lewis cho rằng nhà máy thực chất là nơi sản xuất UDMH.

Thành phố hẻo lánh Hamhung không phải là địa điểm lý tưởng để đặt cơ sở quân sự nhạy cảm. Nằm ở bờ biển phía đông của đất nước, nó có thể bị tấn công bằng không kích. Các phi vụ ném bom của Mỹ từng tàn phá vùng này trong chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953.

Nhưng Ko Chong-song, một quan chức Triều Tiên đào tẩu vào đầu những năm 1990, chỉ ra trong một cuốn sách năm 2001 rằng nó là trung tâm điều chế hóa học quân sự bí mật. Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cũng nghi ngờ về điều đó ít nhất là từ năm 1969, khi họ công bố một đánh giá về sản xuất hoá học ở Hamhung.

Sau khi xem xét hình ảnh vệ tinh nhà máy ở Hamhung, nhóm của ông Lewis nhận thấy hai bể chứa nước thải lớn bất thường, phù hợp với phương pháp sản xuất UDMH tiêu chuẩn. Họ cũng phát hiện nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un từng nhiều lần đến thăm nhà máy, nhấn mạnh tầm quan trọng của nó.

nha-may-bi-nghi-san-xuat-nhien-lieu-noc-doc-cua-quy-cho-ten-lua-trieu-tien-2

Ảnh vệ tinh nhà máy Vinylon 8/2 của Triều Tiên. Ảnh: NYTimes.

Triều Tiên nhiều khả năng đã có một kho dự trữ UDMH lớn, ông Lewis nhận xét.

Khi được hỏi làm sao Triều Tiên có thể phát triển loại nhiên liệu này mà nước ngoài không hay biết, ông Lewis cho rằng các nhà phân tích thường xem nhẹ Triều Tiên, nghĩ rằng họ lạc hậu.

"Nếu bạn quan sát các bức ảnh vệ tinh và đọc các ấn bản về kỹ thuật của họ, họ giống như một quốc gia hoàn toàn khác", ông nói.

Phương Vũ

 Khoảnh khắc chiếc Tu-22M3 lao khỏi đường băng

Kênh Delovaya Gazeta hôm 27/9 công bố video máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 số hiệu RF-94233 của không quân Nga lao khỏi đường băng khi cất cánh tại sân bay Shaykovka ở phía tây Belarus. Vụ việc xảy ra hôm 14/9 trong khuôn khổ cuộc tập trận Zapad-2017 có quy mô lớn nhất năm của Nga và Belarus.

Hình ảnh cho thấy chiếc Tu-22M3 xuất kích, nhưng không cất cánh dù đã chạy gần hết đường băng. Chỉ khi cách đoạn cuối vài trăm mét, phi công mới bung dù hãm khẩn cấp, nhưng khối lượng và tốc độ quá lớn khiến chiếc Tu-22M3 lao thẳng ra ngoài đường băng, đâm vào khu đất phía sau.

Tại hiện trường, phần cánh của máy bay đứt rời khỏi thân. Giới chức địa phương xác nhận Tu-22M3 hư hỏng nặng và không còn khả năng sửa chữa, nhưng tổ bay không bị thương.

Biến thể Tu-22M3 được biên chế từ năm 1983, là một trong ba loại máy bay ném bom chiến lược của không quân Nga hiện nay. Mỗi chiếc Tu-22M3 có thể chở gần 24 tấn vũ khí, gồm 69 quả bom 250 kg, 8 quả bom 1.500 kg, 10 tên lửa diệt hạm Kh-15 hoặc ba tên lửa Kh-22. Cả hai loại tên lửa đều có tốc độ hành trình 6.250 km/h, cao gấp 5 lần âm thanh.

Cuộc tập trận Zapad 2017 diễn ra từ ngày 14/00 đến 20/9, là cơ hội để Nga thử nghiệm nhiều khái niệm tác chiến mới, trong đó có những chiến thuật được rút ra từ kinh nghiệm ở Syria. Theo Bộ Quốc phòng Nga, trọng tâm của cuộc tập trận năm nay là lập kế hoạch hiệp đồng, xây dựng chiến thuật chỉ huy và triển khai đội hình quân binh chủng hợp thành.

Tử Quỳnh

gan-50-nguoi-my-tin-trump-dinh-tan-cong-trieu-tien

Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: Reuters.

Khảo sát mới do Economist/YouGov công bố hôm 27/9 cho thấy gần 50% trong 1.500 người Mỹ được hỏi tin rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ không chỉ dừng ở những lời đe dọa suông.

Gần một nửa số người tham gia khảo sát nhận định ông Trump "thực sự có ý định tấn công Triều Tiên", trong khi 45% tin rằng ông Kim cũng muốn gây chiến với Mỹ. Con số này cao gấp đôi số người cho rằng "hai lãnh đạo chỉ nói mạnh miệng" và "không chắc chắn".

Tổng thống Mỹ và lãnh đạo Triều Tiên thời gian gần đây liên tục có những tuyên bố cứng rắn và công kích cá nhân lẫn nhau, giữa lúc tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên leo thang nhanh chóng. Bình Nhưỡng hai lần phóng tên lửa đạn đạo bay qua lãnh thổ Nhật Bản và tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch chỉ trong vòng một tháng qua.

Trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 19/9, Tổng thống Trump tuyên bố sẽ "hủy diệt hoàn toàn" Triều Tiên nếu bị buộc phải bảo vệ Mỹ và đồng minh, đồng thời gọi ông Kim là "người tên lửa đang thực hiện nhiệm vụ tự sát". Ông Kim sau đó gọi ông Trump là "người Mỹ loạn trí", đồng thời tuyên bố Tổng thống Mỹ sẽ phải "trả giá đắt" vì đe dọa hủy diệt Triều Tiên.

Khảo sát cho thấy hầu hết người Mỹ đều không đồng tình với cách lãnh đạo hai nước đưa ra phát biểu đe dọa lẫn nhau. 73% người khẳng định tuyên bố của ông Kim Jong-un là không phù hợp, con số này chỉ là 48% với Tổng thống Trump.

40% người được hỏi tỏ ra "rất lo ngại" trước nguy cơ nổ ra chiến tranh Mỹ - Triều, trong khi chỉ có 6% khẳng định không hề lo lắng. Tuy nhiên, gần một nửa số người Mỹ được hỏi vẫn ủng hộ biện pháp quân sự để chấm dứt chương trình hạt nhân Triều Tiên. Con số này còn tăng cao hơn khi có sự xuất hiện của Trung Quốc.

Khảo sát được YouGov tiến hành từ ngày 24 đến 26/9.

Tử Quỳnh

Bài viết theo tháng

Popular Posts

Liên kết