Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

campuchia-thu-hoi-ho-chieu-ngoai-giao-cua-cac-cuu-thanh-vien-dang-doi-lap

Ông Kem Sokha (trái) bị cảnh sát bắt với cáo buộc phản quốc. Ảnh: AFP.

Vài tuần sau khi Toàn án Tối cao Campuchia ra phán quyết giải thể đảng đối lập Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP), Bộ Ngoại giao đã thu hồi hộ chiếu công vụ của 56 cựu thành viên đảng này, Reuters dẫn lời quan chức cấp cao của chính phủ ngày 30/11 cho biết.

"Về mặt pháp lý, họ chỉ là những công dân bình thường, họ không còn là các quan chức đặc biệt được nhận hộ chiếu ngoại giao nữa... điều đó có nghĩa rằng họ có thể sử dụng hộ chiếu phổ thông", ông Huy Vannak, phó Quốc vụ khanh Bộ Nội vụ Campuchia, cho biết.

Thông tin này được đưa ra sau khi Thủ tướng Campuchia Hun Sen cảnh báo các cựu thành viên của CNRP bỏ trốn sang Thái Lan có thể sẽ bị đưa về Campuchia. Hơn 20 nghị sĩ đảng này, trong đó có phó chủ tịch Mu Sochua, trong một tháng qua đã tháo chạy khỏi Campuchia, sau khi ông Hun Sen đe dọa tống giam nhiều thành viên phe đối lập vì âm mưu lật đổ chính phủ.

Hồi đầu tháng 10, chính phủ Campuchia nộp đơn kiện, đề nghị giải tán đảng đối lập với cáo buộc thông đồng với người nước ngoài để lật đổ chính phủ. Trong đơn kiện, các luật sư viện dẫn đoạn video năm 2013, trong đó Kem Sokha, lãnh đạo đảng CNRP, nói chuyện về kế hoạch chiếm quyền lực với sự trợ giúp của người Mỹ.

Tòa án Tối cao Campuchia hôm 16/11 đồng thời cấm 118 lãnh đạo cấp cao của đảng CNRP hoạt động chính trị trong 5 năm. Theo luật Campuchia, phán quyết của Tòa án Tối cao là phán quyết cuối cùng và bị đơn không có quyền kháng cáo. Kem Sokha, thủ lĩnh đảng này, bị bắt hồi tháng 9 vì tội phản quốc.

An Hồng

ong-tap-ca-ngoi-no-luc-thuc-dy-quan-he-trung-my-cua-obama

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và cựu tổng thống Mỹ Barack Obama tại Bắc Kinh. Ảnh: Xinhua.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay gặp cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama tại thủ đô Bắc Kinh, theo Xinhua. Ông Tập có "đánh giá tích cực" về các nỗ lực của ông Obama trong việc thúc đẩy mối quan hệ Trung - Mỹ trong suốt hai nhiệm kỳ trên cương vị ông chủ Nhà Trắng.

Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi tăng cường liên lạc, trao đổi và hợp tác giữa Bắc Kinh và Washington, đồng thời nhấn mạnh hai nước có sứ mệnh quan trọng trong việc gìn giữ hòa bình và ổn định thế giới, cũng như thúc đẩy phát triển và thịnh vượng toàn cầu.

Cựu tổng thống Mỹ cho rằng việc phát triển mối quan hệ mang tính xây dựng phù hợp với lợi ích cả hai bên. Obama cho biết ông sẽ tiếp tục đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau, trao đổi và hợp tác giữa hai nước.

Lần gần nhất ông Obama và ông Tập gặp nhau là hồi tháng 9/2016, tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở thành phố Hàng Châu.

Chuyến thăm ba nước của ông Obama tuần này cũng bao gồm các cuộc gặp với lãnh đạo Ấn Độ, theo AP. Ông sẽ xen kẽ những bài diễn thuyết được trả lương với các cuộc gặp cùng lãnh đạo nước ngoài và tham gia sự kiện dành cho giới trẻ. Ông sẽ kết thúc chuyến thăm tại Pháp, nơi ông có một trong các bài diễn thuyết đã được lên kế hoạch cho chuyến đi.  

Nguyễn Hoàng

nha-trang-co-the-dinh-thay-ngoai-truong-rex-tillerson

Ngoại trưởng Rex W. Tillerson (phải) ngồi cạnh Tổng thống Donald Trump trong một cuộc họp tại Nhà Trắng hồi tháng 9. Ảnh: New York Times.  

Nhà Trắng đã có kế hoạch sa thải Ngoại trưởng Rex Tillerson và người sẽ được đề cử thay thế là Mike Pompeo, Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), New York Times dẫn lời các quan chức cấp cao giấu tên trong chính quyền cho biết. 

Theo kế hoạch Nhà Trắng vạch ra, người sẽ thay thế ông Pompeo lãnh đạo CIA là Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Tom Cotton, một đồng minh thân cận hậu thuẫn Tổng thống Trump trong các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia. Nguồn tin trên cũng cho biết ông Cotton đã "đánh tiếng" sẽ đảm nhiệm chức vụ mới.

Hiện chưa rõ Tổng thống Donald Trump đã thông qua kế hoạch này hay chưa. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Tổng thống Trump và Ngoại trưởng Tillerson đã trở nên căng thẳng trong thời gian gần đây và nói chung, ông Trump đã sẵn sàng cho cuộc thay đổi nhân sự ở Bộ Ngoại giao.

Chánh văn phòng Nhà Trắng John F. Kelly, người soạn thảo bản kế hoạch, đã bàn bạc với các quan chức khác. Theo đó, sự thay đổi trong đội ngũ an ninh quốc gia sẽ diễn ra vào cuối năm nay hoặc ngay sau đó.

Nếu được xác nhận, việc sa thải sẽ chấm dứt thời kỳ lãnh đạo "sóng gió" của ông Tillerson tại Bộ Ngoại giao Mỹ. Ông Tillerson, sau hơn 40 năm làm giám đốc điều hành tập đoàn dầu khí Exxon, được Tổng thống Trump đề cử giữ chức Ngoại trưởng vào hồi tháng một. Trong gần một năm qua, Ngoại trưởng Tillerson đã nhiều lần bất đồng với ông chủ Nhà Trắng về nhiều vấn đề, bao gồm thỏa thuận hạt nhân với Iran, vấn đề Triều Tiên và mâu thuẫn với các đồng minh Arab.

Tin đồn về việc ông Tillerson sẽ phải ra đi đã xuất hiện trong vài tháng qua nhưng các cộng sự thân tín của ông khẳng định rằng Ngoại trưởng có ý định làm việc đến hết năm nay vì phẩm giá và danh dự của bản thân. Kể cả nếu trường hợp đó xảy ra, ông Tillerson vẫn sẽ là ngoại trưởng Mỹ có nhiệm kỳ làm việc ngắn nhất trong gần 120 năm qua.

Ban đầu, một vài quan chức trong chính quyền đoán rằng người lên thay ông Tillerson là đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley. Tuy nhiên, giám đốc CIA trở thành người được Nhà Trắng ưa chuộng.

Ông Pompeo gây được ấn tượng tốt với Tổng thống Trump qua các buổi họp báo cáo thông tin tình báo hàng ngày và dần trở thành một cố vấn chính sách đáng tin cậy kể cả với các vấn đề không thuộc trách nhiệm của CIA như y tế.

Tuy nhiên, ông Pompeo cũng hứng không ít chỉ trích từ chính các nhân viên tình báo, những người cho rằng lãnh đạo CIA có quá nhiều mục đích chính trị. Trong khi đó, ông Cotton được cho là người hẫu thuận quan trọng nhất Tổng thống Trump ở Thượng viện trong các vấn đề nhập cư và an ninh quốc gia.

An Hồng

cuu-tong-thu-ky-asean-dot-tu

Ông Surin Pitsuwan từng giữ chức ngoại trưởng Thái Lan và tổng thư ký ASEAN. Ảnh: Nikkei Asian Review. 

Ông Surin hôm nay gục xuống khi đang chuẩn bị phát biểu tại sự kiện thúc đẩy khoa học, công nghệ theo tiêu chuẩn của đạo Hồi tổ chức ở trung tâm hội nghị ở quận Bang Na, Bangkok, Thái Lan, theo Bangkok Post.

Dù được đưa ngay vào bệnh viện, cựu ngoại trưởng Thái Lan không qua khỏi. Các bác sĩ sau đó tuyên bố ông Surin tử vong do nhồi máu cơ tim.

Ông Surin Pitsuwan sinh ngày 28/10/1949 tại quận Muang, thành phố Nakhon Si Thammarat, Thái Lan. Ông tốt nghiệp chuyên ngành khoa học chính trị tại đại học Claremont ở bang California, Mỹ vào năm 1972 và lấy bằng thạc sĩ ở đại học danh tiếng Harvard.

Ông bắt đầu tham gia chính trị vào năm 1986 với tư cách là ứng viên đảng Dân chủ. Ông giữ chức thứ trưởng ngoại giao Thái Lan từ năm 1992 - 1995 và lên đảm nhiệm vai trò bộ trưởng Ngoại giao từ năm 1997 đến 2001.

Ông là chính trị gia Thái Lan đầu tiên trở thành tổng thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), với nhiệm kỳ 5 năm, bắt đầu từ năm 2008. Ông Surin dự kiến ra tranh cử chức vụ thống đốc Bangkok.

Tang lễ của ông Surin Pitsuwan sẽ được tổ chức ở nhà thờ Hồi giáo tại tỉnh miền trung Nonthaburi vào ngày mai. 

ASEAN đã gửi lời chia buồn tới gia đình của ông Surin và "coi đây là mất mát lớn với đất nước Thái Lan và cộng đồng ASEAN", theo thông tin đăng trên tài khoản Twitter của tổ chức này. 

An Hồng

nga-chun-bi-rut-quan-khoi-syria

Lực lượng đặc nhiệm Nga ở Syria. Ảnh: RIA Novosti.

"Các công việc chuẩn bị đang được tiến hành", RIA Novosti dẫn lời Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev hôm nay cho biết. Ông không nói thời gian cụ thể, chỉ cho biết sẽ thực hiện "khi sẵn sàng". 

Trước đó, Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Valery Gerasimov cho hay Moscow dự kiến giảm can thiệp tại Syria vào cuối năm nay do sắp hoàn tất các mục tiêu đặt ra ở quốc gia này. Ông Gerasimov không nêu số lượng binh sĩ Nga dự kiến rời Syria.

Theo ông Gerasimov, Nga "sẽ duy trì Trung tâm Tái hòa giải, hai căn cứ quân sự (ở Tartus và Hmeimim) cùng một số cơ sở hạ tầng cần thiết để hỗ trợ tình hình tại Syria".

Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Syria hồi tháng 9/2015, theo đề nghị từ Tổng thống Bashar al-Assad. Trong cuộc gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại thành phố Sochi hôm 20/11, ông al-Assad cảm ơn Nga vì đã "cứu" Syria.

Tháng 3/2016, Tổng thống Putin tuyên bố Nga đã đạt các mục tiêu ở Syria và ra lệnh rút "phần lớn" lực lượng. Tuy nhiên, liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu hoạt động ở Syria nói quân số Nga tại đây gần như không thay đổi.

Nguyễn Hoàng

Cấp cao Đông Á diễn ra tại Philippines mới đây. Ảnh: First Post.

Cấp cao Đông Á diễn ra tại Philippines mới đây. Ảnh: ASEAN.

"Việt Nam sẽ tiếp tục cùng các nước ASEAN xem xét đề nghị của Liên minh châu Âu (EU) trở thành thành viên của EAS, trên cơ sở đồng thuận chung của ASEAN và khi cơ chế này xem xét mở rộng thành viên", bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói trong họp báo chiều nay. 

Người phát ngôn cho biết quan hệ hợp tác giữa ASEAN và EU thời gian qua đạt được nhiều kết quả tích cực trên tất cả các mặt. Việt Nam đánh giá cao việc EU tiếp tục cam kết tăng hợp tác với ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng.

Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) ra đời năm 2005, được coi là diễn đàn hàng đầu khu vực, nơi các lãnh đạo ASEAN trao đổi quan điểm với những người đồng cấp từ 8 nước đối tác về các mối quan ngại an ninh khu vực và quốc tế. Hiện nay 8 đối tác chính tham gia EAS là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand.

"Việt Nam mong muốn EU tiếp tục tham gia và đóng góp tích cực hơn nữa vào các cơ chế hợp tác khu vực của ASEAN, qua đó góp phần thúc đẩy hợp tác, phát triển, duy trì hoà bình, an ninh và ổn định ở khu vực", bà Hằng nói.

Khánh Lynh

Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Denpasar

Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Denpasar có bàn thông tin tại sân bay, hỗ trợ khách du lịch nước này. Ảnh: Xinhua

Hãng China Southern Airlines tối qua cử hai máy bay từ Quảng Châu và Thâm Quyến, trong khi 4 máy bay của China Eastern Airlines bay từ Bắc Kinh và Thượng Hải, Xinhua hôm nay đưa tin.

China Southern thông báo 1.297 hành khách đã đặt chỗ trên các chuyến bay rời Bali từ 30/11 đến 7/12. China Eastern được 1.480 khách đặt chỗ rời đảo.

Sân bay quốc tế Ngurah Rai trên đảo Bali bị đóng cửa hôm 27/11 do núi lửa Agung hoạt động. Sân bay chỉ được mở lại từ chiều qua và có thể sẽ bị đóng lại, tùy vào thời tiết và hướng gió thổi tro núi lửa.

Trước đó, các hàng khách mắc kẹt tại Bali đã được khuyên lên xe buýt đường dài rồi lên phà, tới đảo Java, sau đó đến các sân bay như Surabaya. 

Từ tháng một đến tháng 9,  Bali đón 4,5 triệu khách du lịch, gần một nửa trong số 10,5 triệu lượt khách đến Indonesia. Trung Quốc đã vượt qua Australia, đứng đầu về số khách đến Bali, chiếm khoảng một phần tư số lượt khách. 

Khi được hỏi về tác động kinh tế do núi lửa hoạt động, Arif Yahya, Bộ trưởng Du lịch Indonesia ước tính từ khi lúc báo động núi lửa lần đầu được nâng lên hồi tháng 9, nước này ước tính mất hơn 650 triệu USD doanh thu từ du lịch.

Đến sáng nay, núi Agung bị mây che phủ một phần và nhiều vùng ở Bali có mưa, nhưng các quan chức cho biết đang có rung chấn từ miệng núi lửa. "Núi Agung tiếp tục phun trào tro bụi cao 2.000 m", Sutopo Purwo Nugroho, phát ngôn viên cơ quan giảm thiểu thảm họa của Indonesia, thông báo trên Twitter. 

Trọng Giáp

viet-nam-de-nghi-indonesia-tha-ngu-dan-neu-khong-co-bang-chung-ket-toi

Tàu cá của ngư dân Việt Nam hoạt động trên biển. Ảnh minh hoạ: Văn Đông.

Trong phiên toà xét xử thuyền trưởng của hai tàu cá Việt Nam mang số hiệu KG 93895 và 90946 ngày 28/11 và 29/11, do hai người này tiếp tục kháng cáo, Toà án Ranai của Indonesia đã dời phiên xét xử sang ngày 5/12, bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam chiều nay cho biết.

Theo bà Hằng, đây là hai trong số 5 thuyền trưởng của 5 tàu cá của tỉnh Kiên Giang bị Indonesia bắt giữ và cáo buộc vi phạm vùng biển, khai thác cá trái phép ở khu vực Natuna hôm 21/5. Indonesia đã mở các phiên xét xử khác nhau từ ngày 2/11 đến 29/11. 

Trước đó, 58 ngư dân trên 5 tàu trên đã được đưa về nước sau khi Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia trao đổi với các cơ quan chức năng nước sở tại. Đại sứ quán cũng đã cử đại diện tham dự các phiên xét xử trong tháng 11. 

Đến nay, Đại sứ quán Việt Nam đã tiếp xúc, trao đổi với các cơ quan chức năng của Indonesia, gửi công hàm lên Toà án tối cao của nước này, đề nghị nếu không có bằng chứng kết tội, Indonesia cần sớm thả người và phương tiện. Toà án Tối cao Indonesia đã ghi nhận, cho biết sẽ xét xử công minh, theo đúng quy định của pháp luật.

"Hiện Đại sứ quán Việt Nam đang tiếp tục theo dõi sát vụ việc, liên hệ thường xuyên với cơ quan chức năng sở tại và các  luật sư biện hộ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các ngư dân", bà Hằng nói.

Khánh Lynh

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: Reuters.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: Reuters.

"Động thái gần đây nhất của Mỹ dường như đã trực tiếp kích động Triều Tiên hành động hấp tấp", RT dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói hôm nay, nhắc đến việc Bình Nhưỡng sáng sớm 29/11 phóng thử tên lửa đạn đạo mới Hwasong-15.

Theo ông Lavrov, chính sách gia tăng trừng phạt mà Mỹ áp dụng với Triều Tiên để buộc nước này phải dừng chương trình tên lửa và hạt nhân không hiệu quả. Ông cho rằng đã đến lúc Mỹ nên dừng phớt lờ lời kêu gọi từ các quốc gia khác, trong đó có Nga, rằng Washington cần đàm phán trực tiếp với Bình Nhưỡng.

Triều Tiên ngày 29/11 phóng thử tên lửa Hwasong-15, tuyên bố tên lửa có khả năng mang "đầu đạn siêu trọng" và tầm bắn bao trùm Mỹ. Cuộc thử nghiệm diễn ra sau hơn hai tháng Triều Tiên không có động thái nào gây chú ý.

Trong phiên họp khẩn của Liên Hợp Quốc cùng ngày, đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley kêu gọi các quốc gia cắt mọi quan hệ với Triều Tiên, trục xuất lao động Triều Tiên. Bà cảnh báo Triều Tiên sẽ bị hủy diệt nếu có chiến tranh.

"Chúng tôi từ chối đề nghị này. Chúng tôi đã nhiều lần nhấn mạnh rằng áp lực từ các lệnh trừng phạt đã cạn kiệt", ông Lavrov cho biết thêm.

Mỹ hôm 20/11 đưa Triều Tiên trở lại danh sách các quốc gia tài trợ chủ nghĩa khủng bố. Động thái trên giúp gia tăng trừng phạt đối với Triều Tiên và những cá nhân liên quan, hỗ trợ chiến dịch gây áp lực tối đa của Mỹ nhằm cô lập Triều Tiên. Triều Tiên cho rằng Mỹ đã "khiêu khích nghiêm trọng" nước này.

Triều Tiên từng bị Bộ Ngoại giao Mỹ đưa vào danh sách các nước tài trợ khủng bố năm 1988 vì thực hiện vụ đánh bom một phi cơ chở khách Hàn Quốc làm 115 người trên khoang thiệt mạng. Năm 2008, Triều Tiên được xóa tên khỏi danh sách để tạo điều kiện tổ chức đàm phán phi hạt nhân hóa.

Như Tâm

viet-nam-quan-ngai-viec-trieu-tien-thu-ten-lua-lam-tang-cang-thang

Tên lửa Hwasong-15 Triều Tiên phóng lên hôm qua. Ảnh: Rodong.

"Việt Nam hết sức quan ngại trước việc Triều Tiên tiếp tục thử tên lửa đạn đạo liên lục địa ngày 29/11, vi phạm nghiêm trọng các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, làm gia tăng căng thẳng ở khu vực", bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam chiều nay nêu rõ.

Bà Hằng nêu quan điểm của Việt Nam trước việc Triều Tiên phóng tên lửa tầm xa hôm qua. Triều Tiên cho biết đây là tên lửa Hwasong-15, có thể mang đầu đạn "siêu lớn" và có khả năng vươn tới bất cứ nơi nào ở lục địa Mỹ.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh Việt Nam nhất quán ủng hộ mọi nỗ lực thúc đẩy đối thoại và duy trì hoà bình, ổn định trên bán đảo Triều Tiên.

"Việt Nam kêu gọi các bên tuân thủ nghiêm túc các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, có các hành động mang tính xây dựng, thiết thực, đóng góp vào duy trì hoà bình, an ninh, ổn định của khu vực và trên thế giới, vì lợi ích của người dân", bà Hằng nói.

Khánh Lynh

Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

tran-chien-ha-guc-sieu-tau-san-bay-nhat-cua-tau-ngam-my-nam-1944

Siêu tàu sân bay Shinano trong quá trình thử nghiệm. Ảnh: Wikipedia.

Với lượng giãn nước 69.000 tấn khi hạ thủy năm 1944, tàu sân bay Shinano của hải quân Nhật Bản là hàng không mẫu hạm lớn nhất thế giới cho đến khi Mỹ chế tạo các chiến hạm lớn hơn vào giữa thập niên 1950. Tuy nhiên, pháo đài nổi Shinano lại trở thành chiến hạm lớn nhất từng bị tàu ngầm đánh chìm, đặc biệt khi đối thủ của nó là chiếc tàu ngầm USS Archerfish có lượng giãn nước chỉ 1.500 tấn, theo National Interest.

Tháng 5/1940, Nhật khởi đóng tàu Shinano, chiếc thứ ba thuộc lớp thiết giáp hạm Yamato. Những thiết giáp hạm lớn nhất lịch sử này ra đời với hy vọng dùng lực lượng nhỏ có chất lượng cao để đối phó với hạm đội tàu chiến đông đảo của Mỹ. Theo kế hoạch, bộ ba thiết giáp hạm Yamato, Musashi và Shinano sẽ là lực lượng thống trị mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến II.

Tuy nhiên, đến năm 1942, Nhật Bản nhận thấy họ cần tàu sân bay hơn thiết giáp hạm, nhất là khi hàng không mẫu hạm ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong các trận hải chiến và nước này đã mất 4 tàu sân bay tốt nhất ở trận Midway. Bởi vậy, Tokyo quyết định hoán cải thiết giáp hạm Shinano thành tàu sân bay lớn chưa từng có.

Boong chính của tàu trang bị lớp giáp dày 190 mm được biến thành nhà chứa máy bay. Sàn đáp cho phi cơ đặt trên boong chính cũng được bảo vệ bởi lớp giáp dày 95 mm.

Vũ khí tiến công chính của Shinano là 47 máy bay chiến đấu, thay cho các cụm pháo hạm cỡ nòng 457 mm. Đây là con số khá khiêm tốn so với 75-100 phi cơ trên các tàu sân bay lớn của Mỹ và Nhật Bản khi đó. Tuy nhiên, Shinano được trang bị lưới phòng không rất mạnh, gồm 16 pháo cao xạ cỡ nòng 127 mm, 145 pháo cỡ 25 mm và 12 pháo phản lực phóng loạt cỡ 119 mm.

Từ kinh nghiệm trong các thất bại trước đó, hải quân Nhật Bản tránh sử dụng sơn và gỗ dễ bắt lửa để chế tạo Shinano. Đường ống thông hơi được bảo vệ cẩn thận để tránh truyền dẫn luồng khí nóng từ các vụ nổ ra khắp tàu, trường hợp từng nhiều lần xảy ra trên hạm đội tàu sân bay Nhật.

Tuy nhiên, tàu Shinano lại có điểm yếu chí tử ở các khoang chống nước. "Các khoang chống nước hoàn toàn không được thử nghiệm do tàu Shinano bị đẩy nhanh tiến độ quá mức, dẫn tới việc điểm yếu này không được phát hiện", thuyền trưởng tàu ngầm USS Archerfish Joseph Enright hồi tưởng.

tran-chien-ha-guc-sieu-tau-san-bay-nhat-cua-tau-ngam-my-nam-1944-1

Shinano có nhiều cải tiến so với nguyên mẫu thiết giáp hạm Yamato. Ảnh: Wikipedia.

Ngày 8/10/1944, trong lúc hạ thủy ở căn cứ hải quân Yokosuka, một cổng chắn ở ụ tàu bị bung, khiến sóng biển đẩy Shinano va vào tường bao xung quanh tới ba lần. Sau khi sửa chữa, tới ngày 28/11, tàu sân bay Shinano bắt đầu tới quân cảng Kure với ba tàu khu trục hộ tống.

Nó mang theo các xuồng và máy bay tự sát, nhưng lại không có phi cơ săn ngầm để cảnh giới trên biển Nhật Bản, nơi có nhiều tàu ngầm Mỹ hoạt động. Nhiều cửa ngăn nước vẫn chưa được lắp đặt, trong khi các khoang chống nước đều có lỗ hổng cho dây cáp và ống thông hơi chưa được bịt kín.

Đêm hôm đó, hàng không mẫu hạm Nhật Bản chạm trán tàu ngầm USS Archerfish khi nó đang nổi trên mặt nước. Đó là chuyến tuần tra chiến đấu thứ 5 của tàu ngầm Mỹ, nhưng USS Archerfish vẫn chưa đánh chìm được mục tiêu nào. Thuyền trưởng Joseph Enright quyết định cho tàu lặn và di chuyển tới điểm chặn trước mục tiêu nhằm tránh bị phát hiện. Đây là điều không dễ dàng trong Thế chiến II, bởi tàu mặt nước thường có tốc độ cao hơn tàu ngầm.

USS Archerfish chạy song song với nhóm tàu chiến Nhật Bản, đồng thời bật radar để bám theo, dù việc này cũng khiến tàu sân bay Shinano phát hiện ra dấu vết của tàu ngầm Mỹ. Thuyền trưởng tàu Shinano lo ngại trở thành mục tiêu của một nhóm tàu ngầm Mỹ, nhưng không quá lo lắng vì tin rằng lớp giáp dày có thể giúp Shinano chống chịu hàng chục quả bom và ngư lôi đối phương.

Dù di chuyển trên vùng biển có nhiều tàu ngầm Mỹ hoạt động, các khoang kín trên Shinano vẫn được mở để thủy thủ đoàn vận hành thiết bị. Đội tàu chiến Nhật liên tục di chuyển lắt léo để thoát khỏi sự đeo bám của tàu ngầm Mỹ. Tuy nhiên, không may trong một lần cơ động, nhóm tàu Nhật Bản lại đi vào đúng hướng di chuyển của tàu Archerfish. Lúc 3h15 ngày 29/11, tàu ngầm Mỹ chớp cơ hội phóng ra 6 quả ngư lôi, trong đó 4 quả đánh trúng Shinano.

Ban đầu, thủy thủ trên tàu sân bay Nhật không cảm thấy lo lắng, bởi nó được thiết kế để đối phó mối với mối đe dọa từ ngư lôi. Tuy nhiên, nước biển nhanh chóng tràn qua những lỗ thủng ở sườn tàu, đổ vào những khu vực không được bảo vệ và chưa được lắp cửa ngăn nước. Phòng máy sau đó bị ngập, khiến hệ thống máy phát điện và máy bơm bị hỏng. Chiếc Shinano bắt đầu nghiêng hẳn sang phía mạn phải.

tran-chien-ha-guc-sieu-tau-san-bay-nhat-cua-tau-ngam-my-nam-1944-2

Tàu ngầm USS Archerfish trong quá trình tuần tra. Ảnh: Wikipedia.

Các khu trục hạm hộ tống tàu Shinano cố gắng kéo nó nhưng bất thành do chênh lệch tải trọng quá lớn. Tới 10h18, 7 tiếng sau khi trúng ngư lôi, thuyền trưởng của Shinano ra lệnh bỏ tàu. Chỉ 40 phút sau, siêu tàu sân bay Nhật Bản chìm xuống cùng 1.435 người, trong đó có cả thuyền trưởng và hai sĩ quan hoa tiêu.

Sau chiến tranh, hải quân Mỹ công bố nghiên cứu cho thấy các thiết giáp hạm lớp Yamato, gồm cả tàu sân bay Shinano, gặp lỗi thiết kế nghiêm trọng. Các điểm nối ở phần vỏ giáp dễ bị rỉ nước và bung ra khi bị tác động mạnh, trong khi ngư lôi của USS Archerfish đã đánh trúng các điểm yếu này.

Việc đánh chìm tàu Shinano cũng là thành tích khá may mắn của tàu ngầm Mỹ, do chiến hạm Nhật lại cơ động đúng vào hướng phóng ngư lôi và cả 4 quả đều đánh trúng điểm yếu trên vỏ tàu, chuyên gia Peck nhận định.

Shinano không phải là tàu sân bay duy nhất bị tàu ngầm đánh chìm trong Thế chiến II. Mỹ từng mất tàu sân bay Wasp do trúng ngư lôi của Nhật Bản, trong khi nhiều hàng không mẫu hạm Anh cũng là nạn nhân của tàu ngầm Đức. Tuy nhiên, Shinano vẫn đi vào lịch sử với tư cách là chiến hạm lớn nhất từng bị một tàu ngầm tiêu diệt.

Duy Sơn

nguoi-viet-lam-mong-tai-my-doi-mat-moi-nguy-suc-khoe

Cô Van Nguyen, chủ tiệm làm móng "New York" ở San Francisco, bang California, Mỹ. Ảnh: Guardian.

Van Nguyen làm việc tại một tiệm móng ở San Francisco, bang California, Mỹ. Lần nào mang bầu, cô cũng nghe đi nghe lại lời khuyên của bác sĩ rằng một là cô tạm ngừng công việc làm móng, hai là cô nên phá thai. Nhưng Nguyen không thể bỏ đứa con máu mủ và cũng không thể bỏ việc vì điều kiện kinh tế eo hẹp. Do vậy, cô lựa chọn cách hạn chế đi khám bác sĩ suốt 4 lần mang thai bất chấp chứng xuất huyết âm đạo và hai lần sảy thai.

"Các bác sĩ không có lỗi, lỗi là tại tôi", người phụ nữ 46 tuổi nói với Guardian qua một người phiên dịch. "Đây là nghề tôi chọn để kiếm sống, vì vậy tôi phải sống với nó".

Nguyen chỉ là một trong số hàng nghìn người nhập cư gốc Việt sống ở bang California, đa phần phụ nữ, làm việc miệt mài 12 tiếng mỗi ngày trong các tiệm làm móng. Thu nhập trung bình hàng năm của mỗi nhân viên làm móng khoảng 25.000 USD.

Do quá trình đào tạo nghề ngắn lại không đòi hỏi thông thạo tiếng Anh, suốt hàng chục năm qua, nghề làm móng đã trở thành kế sinh nhai ổn định của nhiều người Việt "chân ướt chân ráo" đến Mỹ. Khi còn lạ lẫm với vùng đất mới, nhiều người đi làm tại các tiệm móng của bạn bè, người quen hoặc họ hàng. Sau khi lận lưng một số vốn nhất định họ có thể mở cửa tiệm riêng.

Đó cũng chính là con đường lập nghiệp của cô Nguyen. Đến Mỹ khi mới 19 tuổi, Nguyen bắt tay ngay vào học và thực hành nghề làm móng tại cửa tiệm của anh trai. Hai năm sau đó, tích lũy đủ kinh nghiệm và vốn, Nguyen tách ra mở tiệm riêng.

"Ngành nghề nào giúp anh kiếm được luôn tiền trong thời gian ngắn nhất?" Nguyen đã tự hỏi bản thân như vậy khi quyết định chọn nghề làm móng. "Hàng ngày, anh cần tiền. Đây là cách (kiếm tiền) nhanh nhất với những người mới đến như chúng tôi".

Tuy nhiên, cái giá phải trả cho giấc mơ Mỹ không rẻ. Nhân viên làm móng đối mặt với mối nguy hại sức khỏe hàng ngày. Vào năm 2014, Asia Health Services (AHS), một tổ chức xã hội hoạt động vì sức khỏe cộng đồng tại vịnh San Francisco, bắt đầu tiến hành khảo sát các tiệm làm móng trong vùng. Chỉ tính riêng bang California, đã có hơn 9.000 tiệm làm móng, đa số thuộc sở hữu của người gốc Việt hoặc tập trung đông lao động gốc Việt.

Mục đích ban đầu của cuộc khảo sát chỉ nhằm trang bị cho những người hành nghề làm móng kiến thức về bệnh tiểu đường và kêu gọi họ mua bảo hiểm y tế. Nhưng sau khi kết thúc khảo sát, AHS phát hiện ra vấn đề hoàn toàn khác.

"Tất cả những người lao động mà chúng tôi gặp đều có vấn đề sức khỏe", giám đốc chương trình Julia Liou nói. "Chúng tôi nhận ra đây thực sự là một bệnh dịch".

'Bộ ba độc tố'

Cô Lan Anh Truong, 53 tuổi, chủ tiệm Leann's ở thành phố Alameda, California, đến Mỹ với ước mơ tiếp tục theo đuổi nghề giáo viên. Tuy nhiên, kinh tế gia đình khó khăn đã khiến cô không có lựa chọn nào khác ngoài việc bỏ học giữa chừng và đi làm móng.

"Hồi đó, tôi nghĩ mình còn trẻ nên sẽ quen thôi", cô Truong nói và cho biết giống như Nguyen, cô sớm nhận thấy các vấn đề sức khỏe khi tiếp xúc với hóa chất cả ngày nhưng "tặc lưỡi" cho qua vì "công việc này giúp kiếm tiền nhanh".

Chỉ cho đến khi nghe một khách hàng đang trải qua hóa trị liệu để chữa trị ung thư cảnh báo về tác hại của hóa chất, cô Truong mới bắt đầu tìm hiểu về các thành phần có trong các sản phẩm mình dùng hàng ngày. Và cô phát hiện bộ ba hóa chất độc hại là dibutyl phthalate, toluene và formaldehyde.

Cơ Quan Quản Lý An Toàn và Sức Khỏe Lao Động Mỹ cảnh báo việc tiếp xúc với những chất trên có thể gây ra một loạt vấn đề sức khỏe như đau đầu, chóng mặt, hô hấp, ung thư và gây hại cho thai nhi.

Cô Truong, bắt đầu nghề móng từ năm 1992, cuối cùng đã hiểu tại sao cô vật lộn với chứng khó thở và "ho suốt ngày" trong nhiều năm qua.

Tiệm làm móng kiểu mới

nguoi-viet-lam-mong-tai-my-doi-mat-moi-nguy-suc-khoe-1

Cô Lan Anh Truong, chủ tiệm Leann's ở thành phố Alameda, California, ngồi cạnh thiết bị thông khí được lắp đặt tại bàn làm móng để giúp hút bớt các phân tử hóa chất. Ảnh: Guardian.

Vào năm 2005, AHS thành lập thành hiệp hội hợp tác làm móng an toàn của bang California. Các tiệm làm móng tham gia hiệp hội này cam kết sử dụng loại sơn móng tay, chất tẩy rửa ít hóa chất. Tất cả nhân viên bắt buộc phải đeo găng tay và khẩu trang khi làm việc và chủ tiệm phải sắm thiết bị thông hơi di động để làm giảm nồng độ hóa chất phát tán trong không khí.

Sau một thời gian áp dụng các tiêu chuẩn của hiệp hội đặt ra, cô Nguyen cho biết giờ đây không còn cảm thấy đau đầu hay khó thở nữa, những triệu chứng ngứa ngáy và mẩn đỏ trên da cũng biến mất.

Khi bước chân vào bên trong tiệm "New York" của cô Nguyen nằm trên phố Mission ở trung tâm San Francisco, người ta không còn ngửi thấy mùi hắc của hóa chất. Ngoài ra, mọi nhân viên đều đeo khẩu trang và găng tay khi chăm sóc khác hàng. Tại mỗi bàn làm móng đều có một ống hút như một cái vòi voi có tác dụng hút bớt các phân tử hóa chất tan trong không khí.

Sức khỏe của cô Truong cũng cải thiện đáng kể từ khi tiệm chuyển sang dùng loại sơn móng tay "ba không", nghĩa là không chứa chất dibutyl phthalate, toluene và formaldehyde.

"Công đoạn khó khăn nhất là lúc quyết định thay đổi", cô Nguyen nói. "Ban đầu, anh phải chấp nhận mất tiền để đạt được thứ giá trị hơn thế". "Thứ giá trị hơn" mà bà chủ tiệm móng New York nói đến chính là sức khỏe.

Việc ngày càng nhiều tiệm móng áp dụng mô hình mới giúp giảm chi phí máy móc và sản phẩm nhưng giá thành vẫn khá cao, theo cô Nguyen. Mỗi chai sơn móng tay loại "ba không" có giá dao động từ 3-5 USD, đắt hơn nhiều so với một lọ sơn móng tay 1 USD thông thường. Cô Nguyen cũng cho biết chiếc máy thông khí di động đầu tiên mà cô sắm có giá lên tới 5.000 USD giờ đây giá thành đã xuống khoảng còn 1.000 USD.

Chi phí đầu tư ban đầu cho một tiệm làm móng kiểu mới là rào cản lớn nhất đối với người kinh doanh, theo giám đốc chương trình Julia Liou của tổ chức AHS.

Nỗ lực giải quyết vấn đề này của AHS đã được Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ công nhận và hỗ trợ từ năm 2006. Cơ quan liên bang này cấp cho AHS 120.000 USD để chạy chương trình vay vốn nhỏ hay còn gọi là tín dụng vi mô dành cho đối tượng là những người kinh doanh dịch vụ làm móng.

Mỗi khoản vay trị giá tối đa 5.000 USD sẽ giúp những chủ tiệm như cô Nguyen và cô Truong mua sắm thiết bị thông khí, sản phẩm sơn móng không hóa chất và trang bị đồ bảo hộ cho nhân viên.

Tuy nhiên, nỗ lực của AHS đang vấp phải sự phản đối của quỹ theo trường phái bảo thủ Heritage Foundation. Quỹ này kêu gọi ngừng chương trình cấp vốn vì cho rằng dự án này "không liên quan đến vấn đề môi trường" và gây lãng phí ngân sách.

"Họ không coi đây là một vấn đề nghiêm trọng. Họ nói rằng đây là ngành công nghiệp làm đẹp thôi mà...", Julia Liou chỉ ra một nguyên nhân tại sao nỗ lực của AHS bị chỉ trích.

"Họ có thể có bằng cấp. Họ có thể giàu có nhưng họ không hiểu vấn đề", cô Nguyen nêu ý kiến. "Khi người nghèo như chúng tôi phải đi bệnh viện thì cũng tốn tiền ngân sách mà. Họ may mắn vì họ không phải lao động cật lực như chúng tôi. Họ có tiền của nên họ có thể cười vào mặt chúng tôi".

An Hồng

hoang-tu-arab-saudi-chi-mot-ty-usd-de-thoat-toi-tham-nhung

Hoàng tử Miteb bin Abdullah. Ảnh: Reuters.

Hoàng tử Miteb bin Abdullah, 65 tuổi, là cựu lãnh đạo lực lượng Vệ binh Quốc gia Arab Saudi và là con của Cố vương Abdullah. Hoàng tử nằm trong số hàng chục thành viên hoàng gia, quan chức cao cấp và doanh nhân bị bắt vào tháng này, trong một chiến dịch chống tham nhũng củng cố quyền lực cho Thái tử Mohammed bin Salman, theo Reuters.

Một quan chức chính phủ giấu tên cho biết ông Miteb được thả vào ngày 28/11 sau khi đạt được thỏa thuận đổi hơn một tỷ USD lấy tự do. Quan chức này nói thêm rằng Hoàng tử Miteb đã thừa nhận một số cáo buộc tham nhũng.

Ông Miteb bị cáo buộc tham ô, sai phạm trong việc thuê nhân viên và lợi dụng quyền lực để trao hợp đồng cho các công ty của chính mình, bao gồm thỏa thuận về bộ đàm và thiết bị quân sự chống đạn.

Giới chức Arab Saudi ước tính họ có thể thu hồi khoảng 100 tỷ USD quỹ bất hợp pháp. Họ đang làm việc để đạt được các thỏa thuận với các nghi phạm tham nhũng bị giữ tại khách sạn Ritz Carlton ở Riyadh, yêu cầu họ bàn giao tài sản và tiền để đổi lấy tự do.

Ngoài ông Miteb, ít nhất ba nghi phạm khác đã đạt được thỏa thuận với giới chức và các công tố viên đã quyết định thả một số cá nhân.

Phương Vũ

trieu-tien-noi-ten-lua-duoc-phong-tu-thiet-bi-moi

Người dân Triều Tiên xem bản tin về vụ phóng tên lửa 29/11 tại Bình Nhưỡng. Ảnh: KCNA.

Truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã chỉ đạo vụ thử tên lửa sáng 29/11 và nói rằng phương tiện phóng mới "thật hoàn hảo". Ông mô tả phương tiện phóng mới là một "bước đột phá".

Truyền thông Triều Tiên cũng nói rằng đầu đạn tên lửa có thể chịu được áp suất khi trở lại bầu khí quyển Trái Đất, theo Reuters.

Sau khi bay lên quỹ đạo, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phải trải qua giai đoạn hồi quyển. Đầu đạn tên lửa phải được thiết kế đặc biệt để chịu đựng được điều kiện nhiệt độ và áp suất cực cao trong quá trình cọ xát với không khí ở vận tốc rất lớn. Nếu vượt qua được giai đoạn này, đầu đạn tên lửa, thường mang theo một hoặc nhiều đầu đạn hạt nhân, mới có thể đánh trúng được mục tiêu đã định.

Nhiều chuyên gia hạt nhân cho rằng Triều Tiên vẫn chưa chứng minh họ đã vượt qua được mọi rào cản kỹ thuật, bao gồm khả năng gắn đầu đạn hạt nhân trên đỉnh tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), nhưng họ cho rằng điều này có thể sớm xảy ra.

Jeffrey Lewis, người đứng đầu Chương trình Không phổ biến vũ khí hạt nhân ở Đông Á, nói: "Chúng ta sẽ không thích điều đó, nhưng rồi chúng ta sẽ phải học cách sống với việc Triều Tiên có khả năng nhắm mục tiêu vào Mỹ bằng vũ khí hạt nhân".

Triều Tiên sáng 29/11 phóng một quả ICBM Hwasong-15 sau 75 ngày "im hơi lặng tiếng", chấm dứt tranh cãi về những lý do nước này không thử tên lửa trong hơn hai tháng. Quả đạn đạt độ cao 4.475 km, tầm xa 960 km và thời gian bay 54 phút, được coi là tên lửa bay cao nhất và có tầm bắn xa nhất của Bình Nhưỡng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau vụ thử. Ông Trump "thúc giục Trung Quốc sử dụng các đòn bẩy sẵn có để thuyết phục Triều Tiên ngừng khiêu khích và phi hạt nhân hóa”, Nhà Trắng thông báo.

Tổng thống Mỹ cũng viết trên Twitter rằng sẽ có thêm lệnh trừng phạt được áp đặt với Triều Tiên vào ngày 29/11.

trieu-tien-noi-ten-lua-duoc-phong-tu-thiet-bi-moi-1

Tầm bắn bao trùm lãnh thổ Mỹ của tên lửa Hwasong-15. Bấm vào ảnh để xem đầy đủ.

Phương Vũ

nga-goi-vu-phong-ten-lua-cua-trieu-tien-la-hanh-vi-khieu-khich

Một người Hàn Quốc xem bản tin về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên tại nhà ga ở Seoul. Ảnh: AFP.

"Chắc chắn, vụ phóng tên lửa mới này là một hành động khiêu khích, làm gia tăng căng thẳng và càng đẩy chúng ta ra xa khỏi việc giải quyết khủng hoảng", phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm nay nói trong cuộc họp báo, theo Reuters.

"Chúng tôi hy vọng các bên liên quan đều có thể giữ bình tĩnh, điều này rất cần thiết để tránh tình hình trên bán đảo Triều Tiên đi theo kịch bản xấu nhất".

Triều Tiên sáng sớm nay phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-15 sau 75 ngày "im hơi lặng tiếng". Quả đạn đạt độ cao 4.475 km, tầm xa 960 km và thời gian bay 54 phút, được coi là tên lửa bay cao nhất và có tầm bắn xa nhất của Bình Nhưỡng. Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc và Đức đã lên án vụ thử.

Bộ Ngoại gia Nga hôm nay đề xuất kế hoạch giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Họ kêu gọi Bình Nhưỡng dừng thử tên lửa và hạt nhân, đồng thời thúc giục Washington và Seoul không thực hiện các cuộc tập trận không quân có quy mô lớn chưa từng có sẽ tổ chức vào đầu tháng 12.

nga-goi-vu-phong-ten-lua-cua-trieu-tien-la-hanh-vi-khieu-khich-1

Tầm bắn bao trùm lãnh thổ Mỹ của tên lửa Hwasong-15. Bấm vào ảnh để xem đầy đủ.

Phương Vũ

duc-se-trieu-dai-su-trieu-tien-phan-doi-vu-phong-ten-lua

Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel. Ảnh: EPA.

"Triều Tiên lại phá vỡ luật pháp quốc tế", Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel hôm nay tuyên bố về vụ phóng thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên, cho rằng cách hành này của Bình Nhưỡng "gây nên mối đe dọa lớn với an ninh thế giới", theo Reuters.

Ông Gabriel lên án mạnh mẽ vụ phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-15 của Bình Nhưỡng, đồng thời khẳng định sẽ triệu đại sứ Triều Tiên tới để phản đối.

Triều Tiên sáng sớm nay phóng tên lửa Hwasong-15 sau 75 ngày "im hơi lặng tiếng". Quả đạn đạt độ cao 4.475 km, tầm xa 960 km và thời gian bay 54 phút, được coi là tên lửa bay cao nhất và có tầm bắn xa nhất của Bình Nhưỡng.

Tên lửa này được cho là có tầm bắn tối đa hơn 13.000 km, đủ sức vươn tới bất kỳ mục tiêu nào trên lãnh thổ Mỹ.

Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA thông báo tên lửa Hwasong-15 có thể mang "một đầu đạn siêu lớn" và đủ sức "tấn công toàn bộ lục địa Mỹ". Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố nước này đã hoàn thành phát triển "lực lượng hạt nhân quốc gia" và gọi Triều Tiên là quốc gia hạt nhân. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cho rằng loại tên lửa này có thể "đe dọa mọi địa điểm trên thế giới".

duc-se-trieu-dai-su-trieu-tien-phan-doi-vu-phong-ten-lua-1

Tầm bắn bao trùm lãnh thổ Mỹ của tên lửa Hwasong-15. Bấm vào ảnh để xem đầy đủ.

Tử Quỳnh

trung-quoc-lo-ngai-trieu-tien-co-loi-the-sau-vu-thu-icbm-hwasong-15

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un kiểm tra tên lửa đạn đạo. Ảnh minh họa: KCNA.

"Chúng tôi hy vọng các bên liên quan có thể tăng cường đối thoại để giải quyết vấn đề", SCMP dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng hôm nay tuyên bố. Bắc Kinh "lo ngại sâu sắc" trước vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-15, đồng thời kêu gọi Bình Nhưỡng chấm dứt các hoạt động mang tính khiêu khích.

Triều Tiên sáng sớm nay phóng một quả ICBM Hwasong-15 sau 75 ngày "im hơi lặng tiếng", chấm dứt tranh cãi về những lý do nước này không thử tên lửa trong hơn hai tháng. Quả đạn đạt độ cao 4.475 km, tầm xa 960 km và thời gian bay 54 phút, được coi là tên lửa bay cao nhất và có tầm bắn xa nhất của Bình Nhưỡng.

"Nếu bay ở quỹ đạo chuẩn thay vì phóng ở góc cao, tên lửa này sẽ có tầm bắn hơn 13.000 km", chuyên gia David Wright của Hiệp hội Các nhà khoa học Có quan tâm (UCS) nói. "Tên lửa như vậy thừa sức vươn tới thủ đô Washington của Mỹ và trên thực tế có thể tấn công bất kỳ khu vực nào trên lục địa Mỹ".

Vụ thử tên lửa Hwasong-15 đánh dấu bước phát triển lớn trong chương trình ICBM Triều Tiên, dù nước này chưa thể chứng minh khả năng làm chủ công nghệ hồi quyển và chế tạo ICBM mang được đầu đạn hạng nặng ở khoảng cách lớn. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis cho rằng loại tên lửa này có thể "đe dọa mọi địa điểm trên thế giới".

Giới chuyên gia nhận định sự xuất hiện của Hwasong-15 sẽ thay đổi đáng kể tình hình an ninh trên bán đảo Triều Tiên. "Điều này có nghĩa là Triều Tiên gần đạt được khả năng tấn công và răn đe hạt nhân", ông Cai Jian, giám đốc trung tâm nghiên cứu Triều Tiên tại đại học Phục Đán cho biết. Vụ thử tên lửa Hwasong-15 sẽ làm gia tăng căng thẳng, khiến cộng đồng quốc tế phản ứng mạnh mẽ trước động thái khiêu khích của Bình Nhưỡng.

trung-quoc-lo-ngai-trieu-tien-co-loi-the-sau-vu-thu-icbm-hwasong-15-1

Tầm bắn bao trùm lãnh thổ Mỹ của tên lửa Hwasong-15. Bấm vào ảnh để xem đầy đủ.

Tuy nhiên, sự kiện này cũng làm giảm nguy cơ nổ ra xung đột quân sự quy mô lớn, cũng như hạn chế khả năng xảy ra đòn tấn công quân sự nhằm vào Bình Nhưỡng trong dài hạn. "Tiềm lực hạt nhân và tên lửa đạn đạo ngày càng phát triển của Triều Tiên giúp họ có lợi thế đàm phán, thúc đẩy Mỹ tìm kiếm giải pháp ngoại giao thay vì quân sự", ông Cai khẳng định.

Trong 75 ngày không thử tên lửa, Bình Nhưỡng dường như đã theo dõi chặt chẽ chuyến thăm châu Á của Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhằm đánh giá khả năng chính quyền Mỹ thay đổi chính sách với bán đảo Triều Tiên. Vụ thử tên lửa Hwasong-15 diễn ra chỉ một tuần sau khi Mỹ xếp Triều Tiên vào danh sách các nước tài trợ khủng bố.

Hiện không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Bình Nhưỡng sẽ từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân, việc gia tăng áp lực có thể chỉ khiến nước này thêm quyết tâm và đẩy mạnh quá trình phát triển khả năng răn đe nhằm vào Washington, giới chuyên gia nhận định.

Tử Quỳnh

kim-jong-un-dich-than-ky-lenh-phong-ten-lua-dan-dao

Một vụ phóng thử tên lửa của Triều Tiên. Ảnh: KCNA.

"Cuộc phóng thử được phê chuẩn. Diễn ra vào sáng sớm 29/11! Phóng bằng dũng khí vì đảng và đất nước", Đài truyền hình Trung ương Triều Tiên hôm nay đăng tải bản mệnh lệnh do nhà lãnh đạo Kim Jong-un ký ngày 28/11, theo FoxNews.

Triều Tiên lúc 3h sáng nay phóng một tên lửa đạn đạo Hwasong-15 từ khu vực đông bắc thủ đô Bình Nhưỡng xuống biển Nhật Bản. Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc cho biết tên lửa bay trong 54 phút, đạt độ cao 4.500 km và tầm xa 960 km.

Ông Kim cùng ngày tuyên bố vụ thử tên lửa Hwasong-15, tên lửa mạnh nhất từ trước đến nay của Bình Nhưỡng, đã thành công, đồng thời khẳng định tên lửa này có thể mang "một đầu đạn siêu lớn" và có khả năng "tấn công toàn bộ lục địa Mỹ".

Giới quan sát cho rằng Hwasong-15 chính là phiên bản cải tiến của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-14, từng được Triều Tiên phóng thử hồi tháng 7. Nếu được bắn theo quỹ đạo tối ưu, Hwasong-15 có thể đạt tầm bắn hơn 13.000 km.

Hàn Quốc và Nhật chỉ trích vụ phóng tên lửa Triều Tiên sau khi nó rơi ngoài khơi bờ biển Nhật Bản. Hàn Quốc đã tổ chức tập trận bắn đạn thật để đáp trả vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, làm dấy lên lo ngại về căng thẳng bùng phát sau hơn hai tháng tạm yên.

Nguyễn Hoàng

indonesia-sap-mo-cua-lai-san-bay-bali

Núi Agung, một trong những điểm tới thu hút nhiều khách nhất ở Bali, phun trào gây ảnh hưởng tới hàng trăm chuyến bay. Ảnh: AFP.

Giới chức Indonesia hôm nay thông báo sẽ mở cửa lại sân bay Bali, khi tro bụi từ vụ núi lửa phun trào gây ảnh hưởng tới hòn đảo du lịch này từ hôm 26/11, theo AFP.

Quyết định này mở ra hy vọng cho hơn 120.000 hành khách đang mắc kẹt tại sân bay. Tuy nhiên, các quan chức sân bay cảnh báo, cửa ngõ duy nhất vào hòn đảo có thể bị đóng lại nếu gió đổi hướng và khói bốc cao đe dọa chuyến bay.

"Không phận sẽ được mở lại", Arie Ahsanurrohim, phát ngôn viên sân bay Ngurah Rai ở Bali thông báo lúc 15h địa phương (7h GMT). "Tuy nhiên, chúng tôi sẽ liên tục theo dõi tình hình trên đất liền".

Tro bụi gây nguy hiểm cho máy bay vì nó khiến đường băng trơn trượt và có thể bị hút vào động cơ. Các quan chức cảnh báo núi Agung có thể tiếp tục phun trào lớn bất kỳ lúc nào.

Hàng chục nghìn người đã buộc phải sơ tán khỏi nơi cư ngụ ở gần núi lửa. Vụ phun trào gần nhất diễn ra năm 1963, khiến hơn 1.600 người thiệt mạng và 100.000 người phải di dời.

Từ đầu tuần tới nay, khoảng 440 chuyến bay cất và hạ cánh xuống Bali đã bị hủy. Phần lớn hành khách là người Trung Quốc, tiếp theo là Australia, Anh và Nhật Bản. Khách nước ngoài sử dụng thị thực du lịch đã hết hạn sẽ được cấp giấy phép lưu trú đặc biệt.

Hồng Hạnh

Cơ sở mầm non ở Bắc Kinh do RYB quản lý. Ảnh: AFP.

Cơ sở mầm non ở Bắc Kinh do RYB quản lý. Ảnh: AFP.

Cảnh sát quận Chaoyang, Bắc Kinh cuối ngày hôm qua thông báo đã bắt giữ giáo viên họ Liu bị tình nghi dùng hình phạt châm que đan len với những em nhỏ không chịu ngủ ở một trường mầm non do mạng lưới RYB Education New World quản lý tại Bắc Kinh, Trung Quốc, AFP hôm nay đưa tin.

Cũng theo thông báo của cảnh sát, ổ cứng lưu video do camera an ninh của nhà trường ghi lại đã bị làm hỏng. Giới chức không phát hiện bằng chứng trẻ em bị làm hại trong 113 giờ video khôi phục được

Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Xinhua tuần trước đưa tin giới chức đang điều tra cáo buộc trẻ bị xâm hại sau khi các phụ huynh có con học ở cơ sở trên cho rằng con họ bị cho uống thuốc lạ, có vết kim khâu trên cơ thể và bị quấy rối tình dục.

Thông tin về vụ việc khiến dư luận Trung Quốc rúng động và khiến Bộ giáo dục nước này mở một cuộc điều tra đặc biệt tại các trường mẫu giáo trên toàn quốc. Giới chức Bắc Kinh trong khi đó cho biết sẽ gửi thanh tra thường trực đến các nhà trẻ trong thành phố.

RYB, có trên 1.300 trung tâm học và chơi và gần 500 nhà mẫu giáo ở khoảng 300 thành phố tại Trung Quốc, đã đình chỉ một giáo viên, sa thải hiệu trưởng của trường mầm non liên quan trong vụ việc. Cảnh sát cho biết sẽ tiếp tục điều tra để đưa ra hình phạt nghiêm khắc theo pháp luật.

Vũ Phong

Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

nu-giam-doc-truyen-thong-duoc-trump-tuyet-doi-tin-tuong

Giám đốc Truyền thông Nhà Trắng Hope Hicks. Ảnh: Reuters.

Chỉ trong vòng 7 năm, Hope Hicks, 29 tuổi, từ một sinh viên mới tốt nghiệp, đã vươn lên trở thành giám đốc truyền thông Nhà Trắng. 5 năm trong khoảng thời gian này, cô làm việc cho gia đình Trump, gây dựng mối quan hệ vững chắc với nhà tài phiệt New York và giờ đây trở thành một trong những trợ lý đáng tin cậy nhất và phục vụ lâu nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump, theo CNN.

Tuy nhiên, vai trò trợ lý cấp cao cho Tổng thống Trump đã khiến Hope Hicks bị công tố viên đặc biệt Robert Mueller để ý. Cô sẽ bị các nhân viên điều tra dưới quyền Mueller thẩm vấn vào cuối tháng 11 như là một phần trong cuộc điều tra nhằm làm rõ liệu ban vận động tranh cử cho ông Trump có thông đồng với Nga can thiệp cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 hay không.

Hicks góp mặt xuyên suốt cuộc vận động tranh cử của ông Trump. Cô là một trong những người đầu tiên được Trump thuê khi ông thành lập nhóm trợ lý nòng cốt, những người có nhiệm vụ giúp ông khởi động cuộc vận động tranh cử.

Từ đó đến khi Trump đắc cử, Hicks luôn hiện diện như hình với bóng bên cạnh ông. Cô tham dự gần như tất cả các cuộc gặp gỡ cử tri của Trump, đứng cạnh ông trong những cuộc phỏng vấn và luôn sẵn sàng gõ những dòng tweet gây chú ý theo chỉ đạo từ ông chủ.

Nữ giám đốc truyền thông khác thường

Hick không phải là một giám đốc truyền thông Nhà Trắng theo kiểu truyền thống. Cô chưa bao giờ tổ chức họp báo, cũng chưa bao giờ xuất hiện trên truyền hình để ca ngợi hay bảo vệ ông chủ của mình. Cô vẫn ngại trao đổi công khai với phóng viên và hầu như luôn thích phát biểu giấu tên hoặc thông báo qua email.

Nhưng giữa một bộ máy khác thường ở Nhà Trắng, Hicks chỉ cần một điều duy nhất: Trump tin tưởng cô và cô hiểu ông chủ mình. Mối quan hệ giữa cô với Tổng thống, được xây dựng dựa trên lòng trung thành, niềm tin và thời gian lâu dài, là yếu tố quan trọng đưa Hicks đến với chiếc ghế giám đốc truyền thông Nhà Trắng, theo các đồng nghiệp của cô.

Quyết định lựa chọn Hicks đánh dấu bước xoay chuyển 180 độ so với kế hoạch ban đầu của Nhà Trắng là đưa một nhà chiến lược đầy kinh nghiệm thuộc đảng Cộng hòa vào chiếc ghế giám đốc truyền thông Nhà Trắng.

Mike Dubke là một trong những chuyên gia truyền thông kỳ cựu trong đảng Cộng hòa. Nhiệm kỳ giám đốc truyền thông Nhà Trắng của ông đột ngột kết thúc chỉ sau 3 tháng bởi ông không xây dựng được mối quan hệ gần gũi với Tổng thống và không thể truyền một thông điệp nhất quán với những phát ngôn từ ông chủ Nhà Trắng.

Sau nhiều thất bại trong nỗ lực mời các nhà chiến lược Cộng hòa làm giám đốc truyền thông Nhà Trắng, Anthony Scaramucci, người đại diện cho Trump trên các chương trình truyền hình, được bổ nhiệm vào vị trí này nhưng rồi cũng bị sa thải chỉ trong vòng 10 ngày. Trump và các trợ lý thân cận của ông cuối cùng chọn Hicks.

"Còn ai có thể phù hợp hơn Hope Hicks để ngồi vào ghế giám đốc truyền thông?", một quan chức Nhà Trắng lúc bấy giờ nói.

Sau khi Hicks được bổ nhiệm vào ghế nóng, các quan chức Nhà Trắng tiếp tục bị bất ngờ bởi những phát biểu hay dòng tweet ngẫu hứng từ Tổng thống Trump khi ông thay đổi các mục tiêu chính sách hay gây mâu thuẫn khi đưa ra những thông điệp thiếu nhất quán. Các nghị sĩ đảng Cộng hòa vẫn phàn nàn về việc Nhà Trắng phối hợp quá lỏng lẻo trong nỗ lực thúc đẩy các ưu tiên chính sách.

Bộ phận truyền thông Nhà Trắng vẫn chưa thể cho thấy thông điệp chiến lược dài hạn cần thiết nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự của Tổng thống.

Dù vậy, một vài quan chức Nhà Trắng cho rằng cách truyền tải thông điệp, các tuyên bố chính sách và những chiến lược truyền thông dài hạn từ Nhà Trắng đã được cải thiện đáng kể dưới sự lãnh đạo của Hicks.

"Mọi người đã đánh giá thấp trình độ cũng như kỹ năng truyền thông thực sự ở cô ấy", thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders nhận xét về Hicks. Sanders đồng thời lưu ý rằng năng lực của Hicks "vượt xa so với rất nhiều người cùng lứa với cô ấy".

Tuy nhiên, một nghề nghiệp trong lĩnh vực truyền thông chính trị không phải là điều mà Hicks mơ ước ngay từ ban đầu.

Cựu người mẫu, nhân viên PR

nu-giam-doc-truyen-thong-duoc-trump-tuyet-doi-tin-tuong-1

Hope Hicks trên trang bìa tiểu thuyết The It Girl. Ảnh: Bustle.

Trước khi tham gia con đường chính trị, Hicks từng làm việc với tư cách người mẫu, xuất hiện trong một chiến dịch quảng cáo cho nhãn hiệu thời trang Ralph Lauren. Cô cũng thử sức với nghề diễn viên. Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp đại học, Hicks đi sâu vào lĩnh vực quan hệ công chúng (PR).

Năm 2012, cô làm việc cho công ty truyền thông Hiltzik Strategies sau cuộc gặp với người sáng lập công ty Matthew Hiltzik tại một sự kiện trong khuôn khổ Siêu cúp Bóng bầu dục Mỹ. Paul Hicks, cha cô, đang giữ chức phó chủ tịch ban truyền thông và quan hệ công chúng của Liên đoàn Bóng bầu dục Quốc gia Mỹ (NFL) vào thời điểm đó.

Tại Hiltzik Strategies, nơi Hicks được ông chủ khen ngợi là "cần mẫn" và "siêng năng", cô nhanh chóng tiếp quản những công việc mang đến cơ hội làm việc với nhiều khách hàng lớn của công ty, trong đó có Ivanka Trump, con gái ông Donald Trump.

Cả hai tâm đầu ý hợp trong công việc và đến năm 2014, Ivanka đã "cướp" Hicks khỏi Hiltzik Strategies để đưa tới Tháp Trump, làm việc cho tập đoàn Trump Organization và nhãn hiệu thời trang riêng của cô.

Không lâu sau, Hicks bắt đầu làm việc trực tiếp với Trump và điều này dẫn đến việc ông đề nghị cô gia nhập ban vận động tranh cử tổng thống của ông với tư cách thư ký báo chí.

"Ngài Trump nhìn tôi và nói: 'Tôi đang suy nghĩ về việc ra tranh cử tổng thống và cô sẽ là thư ký báo chí của tôi'", Hicks hồi năm ngoái kể lại với New York Times.

Dù vậy, nhiệm vụ của Hicks trong cuộc vận động tranh cử khác xa với công việc thư ký báo chí.

Hicks hỗ trợ nhà tài phiệt New York bằng cách đáp ứng các yêu cầu từ ông, bao gồm việc in các bài báo nói về Trump hay gõ những dòng tweet theo ý của ông. Chẳng hạn như khi Trump muốn kiểm tra lại số bang mà ông giành chiến thắng trong lúc đang trả lời phỏng vấn, Hicks luôn luôn có thể xác nhận nhanh chóng bằng các câu trả lời ngắn gọn như: "20 bang", "Đúng, thưa ngài".

Nơi hậu trường, các trợ lý cao cấp trong ban vận động tranh cử thường dựa vào Hicks để chuyển tải các tin xấu cho Trump, theo một cựu quan chức vận động tranh cử cấp cao của ông.

"Trump không bực dọc nếu tin xấu đó đến từ cô ấy", người này cho biết.

Dù mềm mỏng và kín kẽ, Hicks vẫn dễ dàng truyền tải thái độ phản kháng của ông chủ tới báo chí bằng cách gửi email cho các phóng viên phàn nàn về những tin tức "không trung thực" mà họ đăng tải.

Nhờ kinh nghiệm trong quá trình vận động tranh cử, Hicks trở thành người am hiểu mọi mong muốn của ông chủ Nhà Trắng.

"Tôi nghĩ cô ấy luôn nắm rõ những điều mà ông ấy sẽ thích hay không thích và cả những điều hợp với quan điểm của ông ấy", thư ký báo chí Nhà Trắng Sanders nhận xét.

Lòng trung thành

nu-giam-doc-truyen-thong-duoc-trump-tuyet-doi-tin-tuong-2

Hope Hicks trao đổi với ông Trump trong chuyến vận động tranh cử ở Flint, bang Michigan, Mỹ, hồi tháng 9/2016. Ảnh: Reuters.

Stephen Miller, cố vấn cao cấp kiêm trưởng nhóm viết diễn văn cho Tổng thống Trump, khen ngợi Hicks vì "lòng trung thành chẳng kém năng lực làm việc của cô" đối với ông chủ Nhà Trắng.

Lòng trung thành đó đã được thử thách và củng cố trong suốt 17 tháng vận động tranh cử với những tranh cãi không có hồi kết mà đỉnh điểm là vụ lùm xùm liên quan đến đoạn băng ghi âm ông Trump "khoe" về hành vi sàm sỡ phụ nữ.

"Cô ấy không đến đây để áp đặt một danh sách các mục tiêu chính sách đối với ông ấy và cô ấy cũng không phải là người gây chú ý hay cố tìm cách nâng hình ảnh của mình. Cô ấy thực sự có mặt ở đây chỉ vì cô ấy tin ở Tổng thống và muốn ông ấy thành công", Sanders nói về Hicks.

Hicks đã học hỏi và áp dụng vào thực tế một cách tốt nhất quy tắc vàng để làm việc với ông chủ mà cô thường phổ biến cho các nhân sự mới ở Nhà Trắng, nhưng không phải ai cũng tiếp thu được.

Phương châm "Tất cả vì Trump" đã giúp Hicks trụ vững qua mọi đợt cải tổ đội ngũ nhân sự tại ban vận động tranh cử tổng thống và ở Nhà Trắng. Cô là một trong số ít các trợ lý sát cánh bên Trump ở tập đoàn Trump Organization, rồi theo sát mọi bước chân của ông trong hành trình tranh cử và tiếp tục vào Cánh Tây Nhà Trắng.

"Trước mọi bước ngoặt quan trọng, cô ấy đều có mặt", Michael Zeldin, cựu công tố viên liên bang, người từng giữ vai trò trợ lý đặc biệt cho Mueller khi ông còn làm việc ở Bộ Tư pháp, nói.

Từ những nghi vấn về việc chiến dịch tranh cử của Trump thông đồng với người Nga cho đến việc ông sa thải Bộ trưởng Tư pháp tạm quyền Sally Yates và Giám đốc Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) James Comey, Hicks đều có thể giúp làm rõ các tình tiết, Zeldin đánh giá.

Cuộc thẩm vấn sắp tới và bất kỳ vai trò nào sau đó của Hicks trong cuộc điều tra liên bang sẽ là bài sát hạch lớn nhất về lòng trung thành mà cô dành cho ông chủ Donald Trump, giới quan sát nhận định.

Hồng Vân

Bài viết theo tháng

Popular Posts

Liên kết