Thứ Bảy, 5 tháng 8, 2017

Nhà hàng tại bán đồ ăn nhanh truyền thống ở Ai Cập. Video: New York Post. 

Tại một nhà hàng mới mở cửa vào tháng trước ở Ai Cập, từ đầu bếp cho đến phục vụ bàn đều mặc đồ y tế để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, Reuters đưa tin.

Nhà hàng này chuyên bán kebda, loại bánh mỳ kẹp gan bò xào rất được ưa chuộng tại Ai Cập. Món ăn đường phố này có thể gây ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng nếu không được chế biến sạch sẽ. 

Những người chủ của nhà hàng có phong cách bệnh viện này đều là bác sĩ. Họ mong muốn những quy tắc nghiêm ngặt về vệ sinh của ngành y tế sẽ được áp dụng vào việc nấu nướng và phục vụ thực khách. 

"Không có mẫu thuẫn gì giữa hai lĩnh vực y tế và ẩm thực, chúng tôi vẫn làm công việc của bác sĩ", ông Mostafa Basiouny, một người chủ nhà hàng, cho biết.

An Hồng

may-bay-quan-su-my-gap-nan-ngoai-khoi-australia

Trực thăng lai MV-22 Osprey hoạt động trên biển. Ảnh: AP.

Lực lượng cứu hộ Mỹ và Australia đang triển khai tìm kiếm một chiếc máy bay vận tải MV-22 Osprey gặp nạn ngoài khơi bờ biển phía đông Australia, AFP hôm nay dẫn thông báo của lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ đồn trú ở Nhật Bản.

Chiếc MV-22 Osprey Mỹ gặp nạn khi đang tham gia cuộc tập trận chung Talisman Sabre diễn ra hai năm một lần giữa quân đội Mỹ và Australia.

Truyền thông Australia cho biết theo thông tin ban đầu 25 người trên máy bay đã được cứu sống, còn hai phi công vẫn đang mất tích. Nhiều tàu nhỏ và phi cơ đã được huy động đến hiện trường để tìm kiếm và cứu hộ, theo thông cáo của phía Mỹ.

Trực thăng lai MV-22 Osprey là phương tiện vận chuyển quan trọng của lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ, có thể cất cánh thẳng đứng và bay nhanh hơn trực thăng.

Với sự tham gia của 30.000 lính, cuộc tập trận Talisman Sabre bắt đầu hôm 29/6 và kéo dài một tháng trên vùng biển Australia, bao gồm cả các hoạt động huấn luyện trên bộ và trên không.

An Hồng

asean-thong-qua-du-thao-khung-quy-tac-ung-xu-bien-dong

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 50 diễn ra tại Manila, Philippines. Ảnh: AP.

Các ngoại trưởng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hôm nay thông qua dự thảo khung Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), Xinhua đưa tin.

"Các ngoại trưởng đã nhất trí với dự thảo khung COC để đưa phê chuẩn tại Hội nghị ngoại trưởng ASEAN - Trung Quốc diễn ra vào ngày 6/8", ông Robespierre Bolivar, quyền phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Philippines, phát biểu trong ngày làm việc đầu tiên của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 50 đang diễn ra tại Manila.

Ông nhấn mạnh văn kiện này sẽ giúp ASEAN và Trung Quốc tiến tới đàm phán một COC hiệu quả.

Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông bắt đầu được ASEAN thảo luận từ năm 2002, với kỳ vọng xây dựng một văn kiện mang tính ràng buộc để giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông giữa các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc.

Tuy nhiên, Trung Quốc liên tục trì hoãn việc thảo luận các điều khoản của COC trong nhiều năm qua. Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay hồi tháng một nói rằng văn kiện này bị cản trở bởi các "sự kiện chen ngang" nhưng không nêu cụ thể.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 50 và các hội nghị liên quan sẽ kéo dài đến ngày 8/8. Vào ngày 7/8, các ngoại trưởng ASEAN và 17 đối tác đối thoại sẽ gặp nhau tại Diễn đàn Khu vực ASEAN, cuộc đối thoại an ninh đa phương quan trọng nhằm thảo luận các vấn đề nóng ở khu vực hiện nay.

An Hồng

asean-va-cac-doi-tac-chau-a-thuc-dy-chong-chu-nghia-khung-bo

Hai người đàn ông chụp ảnh ở bên ngoài địa điểm tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 50 tại Manila, Philippines vào hôm 4/8. Ảnh: Reuters.

Ngoại trưởng 10 nước ASEAN và 17 nước đối tác tham gia đối thoại, bao gồm Mỹ và Nhật Bản, sẽ cùng bàn thảo thiết lập một cơ chế khu vực nhằm giải quyết mối đe dọa an ninh từ chủ nghĩa khủng bố trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 50 diễn ra tại Manila, Philippines, Reuters đưa tin.

"Các bộ trưởng lên án mạnh mẽ những hành động khủng bố gần đây dưới mọi hình thái và cách thức", bản dự thảo tuyên bố của chủ tịch Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) dự kiến được đem ra bàn bạc vào ngày 7/8 có đoạn

"Các bộ trưởng cũng đã ghi nhận sự cần thiết của việc tận dụng mạng xã hội một cách tối đa và hiệu quả nhằm ngăn chặn thông điệp và tư tưởng của những kẻ khủng bố lan truyền trên mạng", theo dự thảo tuyên bố.

Các ngoại trưởng ASEAN sẵn sàng hành động sau khi chứng kiến những phần tử cực đoan tận dụng mạng xã hội để truyền bá tư tưởng, chiêu mộ các tay súng và kích động các vụ tấn công, một quan chức ngoại giao cấp cao của Philippines cho biết.

"Bọn chúng phát tán các video bạo lực trên Twitter và Facebook, đồng thời liên lạc với nhau qua các ứng dụng tin nhắn", quan chức này nói. 

Tướng Restituto Padilla, phát ngôn viên của quân đội Philippines, nhấn mạnh sự cần thiết hợp tác giữa các nước ASEAN trong vấn đề này.  

"Chúng ta có thể làm nhiều hơn ngoài việc hợp tác quân sự", ông Padilla nói và lấy ví dụ Indonesia và Malaysia đang hỗ trợ Philippines thông qua việc chia sẻ thông tin tình báo và hợp tác tuần tra trên biển. 

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 50 được tổ chức từ ngày 4/8 đến 8/8 tại Manila trong bối cảnh quân đội Philippines đang nỗ lực giành lại thành phố Marawi từ tay nhóm phiến quân Hồi giáo Maute thân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

"Thách thức mà chúng tôi đang phải đối mặt ở Marawi cũng ảnh hưởng đến cả khu vực", ông Padilla phát biểu. Chính phủ Philippines tin rằng các tay súng khủng bố có thể đang lên kế hoạch tấn công vào các thành phố khác ở nước này.

Cuộc chiến chống khủng bố ở miền nam Philippines kéo dài hơn hai tháng qua đã khiến gần 700 người, trong đó có hơn 520 phiến quân và gần 200 dân thường thiệt mạng, khoảng 400.000 thường dân đã phải sơ tán.

Cuộc chiến ở Marawi làm dấy lên lo ngại IS có thể giành được chỗ đứng ở Đông Nam Á thông qua các phiến quân địa phương có liên kết với nhóm khủng bố này.

An Hồng

can-bo-trung-quoc-bi-duoi-viec-vi-cau-thang-quan-tien-chuc

Người dân Trung Quốc đốt vàng mã trên vỉa hè. Ảnh: Quora.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm qua cho hay hai cán bộ cấp tỉnh đã bị đuổi việc vì tham gia các hoạt động mê tín dị đoan, trong đó có việc cầu cúng để thăng tiến, Reuters đưa tin.

Tang Yuansong, một cán bộ nhà đất cấp địa phương tại tỉnh Hồ Nam, miền trung Trung Quốc, đã tham gia 5 khóa học về phong thủy dưới danh nghĩa các chuyến "công tác điều tra" kể từ năm 2008, theo báo cáo của cơ quan chống tham nhũng địa phương.

Chi phí mỗi khóa học là 54.000 tệ (hơn 8.000 USD) được tính là công tác phí và ông Tang đã yêu cầu cơ quan chi trả khoản tiền này. Ngoài ra, ông Tang còn hành nghề tư vấn phong thủy và kiếm được 5.000 tệ mỗi năm.

Một cán bộ khác cũng bị đuổi việc vì "lập bàn thờ để cầu cúng và trả 100.000 tệ mỗi lần lễ bái để thăng quan tiến chức". Cả hai cán bộ trên còn bị khai trừ khỏi đảng Cộng sản Trung Quốc và đang chờ kết quả điều tra bổ sung.

An Hồng

Popular Posts

Liên kết