Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2017

Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn. Ảnh: China Post

Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn. Ảnh: China Post

Thượng nghị sĩ Ted Cruz và Thống đốc Greg Abbott của bang Texas cho biết họ đã gặp nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn hôm 8/1, khi bà Thái quá cảnh tại thành phố Houston, bang Texas, trong chuyến thăm 4 quốc gia Trung Mỹ, theo SCMP.

Ông Cruz cho biết lãnh sự quán Trung Quốc đã "gửi bức thư kỳ lạ", đề nghị các chính trị gia Texas duy trì chính sách "Một Trung Quốc", không gặp gỡ lãnh đạo Đài Loan.

"Trung Quốc cần hiểu rằng ở Mỹ, chúng tôi tự quyết định việc gặp gỡ ai", Cruz nói. Cruz từng là ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa và đã quay sang ủng hộ Tổng thống đắc cử Donald Trump sau khi thua ông Trump trong vòng bầu cử sơ bộ năm ngoái.

"Đây không phải về Trung Quốc, mà là về quan hệ của Mỹ với Đài Loan, một đồng minh mà chúng ta phải bảo vệ theo ràng buộc pháp lý...Chúng ta sẽ tiếp tục gặp bất cứ ai, bao gồm người Đài Loan, nếu thấy phù hợp", thượng nghị sĩ bang Texas nói thêm.

Cruz cho biết ông và bà Thái đã thảo luận về "mua bán vũ khí, trao đổi ngoại giao và quan hệ kinh tế". Cruz nói ông hy vọng tăng cường quan hệ thương mại giữa Texas và thị trường Đài Loan.

Trong một tuyên bố riêng biệt, Thống đốc Abbott nói ông và bà Thái đã bàn về nông nghiệp và xăng dầu. Hai người cũng trao quà cho nhau. Bà Thái nhận được một chiếc đồng hồ mang dấu Texas, trong khi Abbot nhận được một chiếc bình.

Các nhà lập pháp thường gặp lãnh đạo Đài Loan khi họ quá cảnh tại Mỹ. Bà Thái khiến Trung Quốc tức giận khi từ chối ủng hộ chính sách của Bắc Kinh, coi Đài Loan và Đại lục thuộc về một nước Trung Quốc duy nhất. 

Tổng thống đắc cử Donald Trump hồi tháng 12 năm ngoái có cuộc điện đàm 10 phút với nhà lãnh đạo Thái Anh Văn, điều khiến Bắc Kinh phản đối. Đó là cuộc gọi điện đàm đầu tiên giữa các lãnh đạo Mỹ và Đài Loan từ khi cắt quan hệ năm 1979 theo yêu cầu của Trung Quốc. 

Chính quyền Tổng thống Obama trấn an Trung Quốc về cuộc điện đàm, song Trump tiếp tục có phát ngôn gây thêm căng thẳng với Bắc Kinh. 

Không lâu sau đó, Trump chỉ trích Trung Quốc trên mạng xã hội Twitter. "Trung Quốc có hỏi chúng ta về việc định giá thấp đồng tiền của họ (khiến các công ty Mỹ khó cạnh tranh hơn), đánh thuế nặng với sản phẩm của chúng ta tại nước họ (Mỹ không đánh thuế họ)" hay xây một khu phức hợp quân sự lớn giữa Biển Đông, Trump viết. "Tôi không nghĩ vậy!".

Trump cũng cáo buộc Trung Quốc đánh cắp thiết bị lặn không người lái mà Bắc kinh thu giữ ở Biển Đông. "Chúng ta nên nói với Trung Quốc rằng chúng ta không muốn nhận lại thứ họ đã ăn cắp. Họ cứ giữ lấy nó!"

Trước chuyến đi của Thái Anh Văn, Hoa Xuân Doanh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ "hy vọng Mỹ có thể thực hiện chính sách 'Một Trung Quốc'... không cho bà ấy qua biên giới của họ, không đưa ra dấu hiệu sai lầm, bảo vệ quan hệ Mỹ - Trung Quốc cùng hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan bằng những hành động cụ thể". 

Thượng nghị sĩ bang Texas Ted Cruz. Ảnh: AFP

Thượng nghị sĩ bang Texas Ted Cruz. Ảnh: AFP

Văn Việt

doi-dac-nhiem-nghin-nguoi-am-sat-lanh-dao-trieu-tien-cua-han-quoc

Các thành viên trong lực lượng đặc nhiệm của Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc tuần trước tuyên bố các binh sĩ đặc nhiệm nước này sẽ lập tức thực hiện chiến dịch "chặt đầu rắn" nhằm ám sát các lãnh đạo cấp cao của Triều Tiên nếu Seoul bị đe dọa bởi một cuộc tấn công hạt nhân sắp diễn ra, theo Reuters.

Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Han Min-koo xác nhận kế hoạch thành lập đơn vị đặc nhiệm chuyên thực hiện nhiệm vụ này đã được xây dựng chi tiết, giúp họ đẩy nhanh tiến độ thành lập lực lượng ám sát tinh nhuệ ngay trong năm 2017, sớm hơn dự kiến hai năm.

Theo kế hoạch này, quân đội Hàn Quốc sẽ sớm thành lập một lữ đoàn đặc nhiệm có quân số từ 1.000 đến 2.000 người, có nhiệm vụ thực hiện các kế hoạch tác chiến khẩn cấp nhắm vào lãnh đạo và cơ sở hạ tầng quan trọng của Triều Tiên trong trường hợp có chiến tranh. Về lý thuyết, Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn đang trong thời chiến, bởi hai nước chỉ mới ký thỏa thuận ngừng bắn chứ chưa có hiệp định hòa bình sau cuộc chiến tranh 1950-1953.

Trong trường hợp lữ đoàn đặc nhiệm Hàn Quốc quyết định thực hiện một chiến dịch ám sát nhắm vào lãnh đạo Triều Tiên, các lực lượng đặc nhiệm Mỹ đang đóng quân tại nước này sẽ tham gia vào kế hoạch, theo Yonhap.

"Lữ đoàn đặc nhiệm Hàn Quốc được xây dựng theo mô hình của lực lượng đặc nhiệm Mỹ. Tuy nhiên, đơn vị này sẽ có những đặc thù riêng để phù hợp với môi trường đặc biệt trên bán đảo", một quan chức cấp cao giấu tên trong chính phủ Hàn Quốc cho hay. Quan chức này khẳng định các đặc nhiệm Mỹ - nhiều khả năng là đặc nhiệm SEAL của hải quân - sẽ tham gia vào chiến dịch ám sát lãnh đạo Triều Tiên theo sự chỉ huy của phía Hàn Quốc.

Đặc nhiệm Mỹ chính là những người đề ra khái niệm "chặt đầu rắn" – những cuộc tập kích bất ngờ nhằm tiêu diệt lãnh đạo cấp cao của đối phương, làm rối loạn và tê liệt khả năng chỉ đạo, ra mệnh lệnh trong cấu trúc chỉ huy của địch. Đặc nhiệm Mỹ đã thực hiện nhiều vụ ám sát như vậy trên khắp thế giới, nhắm vào các chỉ huy cấp cao của phiến quân Hồi giáo, trong đó có cuộc đột kích tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden.

Tuy nhiên trong lữ đoàn đặc nhiệm của Hàn Quốc, các thành viên SEAL chỉ tham gia với vai trò hỗ trợ thực hiện kế hoạch, bất cứ chiến dịch ám sát nào cũng đều được đặt dưới sự chỉ huy của các sĩ quan Hàn Quốc.

Tổng tham mưu trưởng quân đội Hàn Quốc Jang Jun-kyu từng đề cập đến phương án sử dụng biện pháp quân sự để làm sụp đổ cấu trúc lãnh đạo của Triều Tiên. "Quân đội Hàn Quốc sẽ có một đơn vị tác chiến đặc biệt có thể sử dụng trực thăng Chinook để xâm nhập vào lãnh thổ Triều Tiên, thực hiện nhiệm vụ được giao và trở về an toàn", ông Jang nói trong một bài phát biểu hồi năm ngoái.

Mục đích tác chiến của lữ đoàn này là loại bỏ hoặc ít nhất là làm tê liệt cấu trúc chỉ huy thời chiến của Triều Tiên, theo Bộ trưởng Han. Kế hoạch này đã được ông Han thông báo với quyền Tổng thống Hwang Kyo-ahn trong buổi báo cáo đầu năm.

"Hàn Quốc đã có ý tưởng và lên kế hoạch sử dụng tên lửa hành trình chính xác để tấn công vào các cơ sở quan trọng của đối phương ở những khu vực lớn cũng như loại bỏ khả năng lãnh đạo của họ", ông Han nói.

"Quyền Tổng thống Hàn Quốc chắc chắn muốn biết về kế hoạch này", Daniel Pinkston, chuyên gia phân tích châu Á tại Đại học Troy, nhận định. "Việc không thông báo kế hoạch với tổng thống, không luyện tập phương án để có khả năng thực hiện các vụ tấn công ‘chặt đầu rắn’ như vậy sẽ là một sai lầm".

doi-dac-nhiem-nghin-nguoi-am-sat-lanh-dao-trieu-tien-cua-han-quoc-1

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và các tướng lĩnh quân đội. Ảnh: KCNA

Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự cho rằng những chiến dịch tập kích kiểu "chặt đầu rắn" chưa bao giờ dễ dàng, bởi lực lượng đặc nhiệm sẽ phải biết rất rõ về vị trí của mục tiêu, xâm nhập sâu vào lãnh thổ địch bằng các hình thức bí mật nhất, sau đó rút ra trong thời gian ngắn nhất có thể.

Theo Pinkston, yêu cầu này đòi hỏi tình báo Hàn Quốc phải nắm được những thông tin rất chi tiết về lịch trình hoạt động của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và các quan chức quân sự, chính trị cấp cao nhất của nước này. Những thông tin này rất khó thu thập nếu chỉ dựa vào các thiết bị, công nghệ trinh sát từ xa như vệ tinh, máy bay do thám mà không có các điệp viên nằm vùng ở Triều Tiên.

Một chiến dịch "chặt đầu rắn" như vậy bên trong lãnh thổ Triều Tiên cũng có thể là nhiệm vụ tự sát đối với các thành viên đội đặc nhiệm, bởi biên giới Triều Tiên là một trong những khu vực được canh phòng cẩn mật nhất trên thế giới. Trực thăng Chinook của đặc nhiệm Hàn Quốc có thể lợi dụng địa hình để bí mật bay vào, nhưng sẽ rất khó để họ có thể rút về một cách an toàn.

Các chuyên gia quân sự cũng cảnh báo rằng hành động loại bỏ các cấp lãnh đạo cao nhất của Triều Tiên cũng có nguy cơ châm ngòi cho một cuộc xung đột toàn diện, thậm chí là chiến tranh hạt nhân giữa hai miền Triều Tiên. Ngay cả khi lãnh đạo cao nhất bị ám sát, Triều Tiên nhiều khả năng vẫn có các phương án dự phòng, cho phép các sĩ quan phụ trách các hầm tên lửa đạn đạo, vũ khí hạt nhân ở khu vực xa xôi khai hỏa vũ khí nhắm vào các mục tiêu ở Hàn Quốc. Nếu khả năng này xảy ra, Hàn Quốc sẽ phải hứng chịu thương vong rất lớn.

Bởi vậy, Pinkston cho rằng kế hoạch thành lập lữ đoàn đặc nhiệm chuyên ám sát lãnh đạo Triều Tiên của quân đội Hàn Quốc là một biện pháp gây sức ép chính trị hơn là một giải pháp quân sự. Kế hoạch này được đưa ra chỉ một tháng sau khi Triều Tiên thực hiện một cuộc diễn tập quân sự, mô phỏng hành động tấn công vào Nhà Xanh, văn phòng của tổng thống Hàn Quốc.

Trí Dũng

Trang 81.cn ngày 8/1 công bố những hình ảnh mới nhất về một buổi huấn luyện chiến đấu với tên lửa S-300 của lực lượng phòng không Trung Quốc.

Trong giai đoạn 1993-2010, Trung Quốc ký 5 hợp đồng mua tên lửa Su-300 của Nga để biên chế 8 tiểu đoàn S-300PMU, 12 tiểu đoàn S-300PMU-1 và 16 tiểu đoàn S-300PMU-2 "Favorit", theo Livejournal.

Lính phòng không Trung Quốc luyện tập cách gắn đạn tên lửa S-300 lên xe phóng.

Các hệ thống S-300 giúp Trung Quốc nâng cao đáng kể năng lực phòng không, đồng thời tạo nền tảng để nước này sao chép công nghệ, cho ra đời các bản sao như HQ-9, HQ-15 và HQ-18.

Trung Quốc bố trí 5 hệ thống S-300 bảo vệ thủ đô Bắc Kinh, 6 tổ hợp ở khu vực eo biển Đài Loan, số còn lại tập trung ở các trung tâm kinh tế và công nghiệp như Thượng Hải, Thành Đô và Đại Liên.

Một binh sĩ tham gia gắn đạn tên lửa lên xe phóng. Quân đội Trung Quốc đang sở hữu khoảng 1.600 quả đạn của tổ hợp S-300, cùng hơn 300 xe phóng đạn.

S-300 (NATO định danh: SA-10 Grumble) và S-300PMU-1/2 (SA-20 Gargoyle) là các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa do Liên Xô và Nga phát triển, có khả năng đánh chặn mục tiêu như máy bay, tên lửa hành trình từ khoảng cách 150-200 km.

S-300 được đánh giá là tổ hợp phòng không hiện đại nhất thế giới với gần 20 quốc gia sử dụng, theo Trung tâm Đánh giá chiến lược quốc tế (IASC).


Một cuộc diễn tập của tên lửa S-300 Trung Quốc.

Tử Quỳnh (Ảnh: 81.cn)

Xem thêm:
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump (trái) và lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn. Ảnh: AP.

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump (trái) và lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn. Ảnh: AP.

"Tuân thủ nguyên tắc 'Một Trung Quốc' không phải là yêu cầu bất thường từ Trung Quốc đối với các tổng thống Mỹ. Đó là nghĩa vụ để duy trì quan hệ Mỹ - Trung, tôn trọng trật tự đang tồn tại ở châu Á - Thái Bình Dương", Global Times, ấn phẩm phụ của People's Daily, cơ quan ngôn luận đảng Cộng sản Trung Quốc, cảnh báo ngày 8/1.

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump tháng trước khiến Bắc Kinh phản ứng vì nhận cuộc gọi chúc mừng từ lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, đồng thời dọa chấm dứt chính sách "Một Trung Quốc" nếu không thể thỏa thuận được với Bắc Kinh về một số vấn đề, trong đó có thương mại.

"Nếu Trump từ bỏ chính sách 'Một Trung Quốc' sau khi nhậm chức, người dân Trung Quốc sẽ yêu cầu chính phủ đáp trả. Không có thương lượng", tờ báo viết. Ông Trump vẫn để ngỏ khả năng gặp bà Thái sau lễ nhậm chức ngày 20/1.

Bà Thái ngày 8/1 gặp nhiều nhà lập pháp đảng Cộng hòa khi quá cảnh tại thành phố Houston, bang Texas, trong chuyến thăm 4 quốc gia Trung Mỹ, gồm Honduras, Nicaragua, Guatemala và El Salvador.

Bà đã gặp Thượng nghị sĩ bang Texas Ted Cruz, cựu ứng viên tổng thống Mỹ đảng Cộng hòa, bàn về cải thiện quan hệ song phương, tăng cường hợp tác kinh tế. Ông Cruz cho biết một số nghị sĩ quốc hội Mỹ đã nhận được thư từ lãnh sự quán Trung Quốc, yêu cầu họ không gặp bà Thái trong thời gian bà quá cảnh.

Trung Quốc nghi ngờ bà Thái đang thúc đẩy cho nền tự trị của hòn đảo. Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời, đang chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết.

Global Times cho rằng Trung Quốc nên tạo thêm áp lực quân sự, ngoại giao và kinh tế với Đài Loan, cảnh báo "bà Thái cần đối mặt với hậu quả cho mỗi bước khiêu khích".

Như Tâm

trump-chap-nhan-ket-luan-nga-can-thiep-bau-cu-my

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP

Ông Reince Priebus cho hay tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tin Nga đứng sau những vụ xâm nhập vào hệ thống các tổ chức đảng Dân chủ song không nêu rõ liệu nhà tài phiệt New York có đồng tình với kết luận Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ đạo việc này hay không, theo Reuters.

"Ông ấy chấp nhận thực tế là trong trường hợp cụ thể này, các thực thể ở Nga chịu trách nhiệm", chánh văn phòng Nhà Trắng được chỉ định Priebus nói trên chương trình "Fox News Sunday".

Đây là lần đầu tiên một thành viên cấp cao thuộc đội ngũ của tổng thống đắc cử Mỹ thừa nhận ông Trump chấp nhận các báo cáo nói Nga đứng sau những cuộc tấn công mạng nhằm vào đảng Dân chủ trong thời gian diễn ra bầu cử tổng thống.

Trump trước đó không ít lần phủ nhận các cáo buộc nói Nga chủ mưu những cuộc tấn công mạng nhằm vào bầu cử Mỹ để giúp ông đắc cử. Nhà tài phiệt New York thậm chí còn đổ lỗi cho Trung Quốc hay một tin tặc nặng 180 kg nào đó thực hiện các vụ tấn công từ trên giường.

Tuy nhiên, khi chưa đầy hai tuần nữa là đến lễ nhậm chức tổng thống, Trump hiện phải chịu áp lực lớn từ các thành viên Cộng hòa buộc ông chấp nhận phát hiện của cộng đồng tình báo về việc Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ.

trump-chap-nhan-ket-luan-nga-can-thiep-bau-cu-my-1

Ông Reince Priebus, chánh văn phòng Nhà Trắng được tổng thống đắc cử Mỹ chỉ định. Ảnh: National Review

Đến nay, báo cáo từ các cơ quan NSA, FBI và CIA gửi cho tổng thống đắc cử Mỹ đều cho rằng ông Putin đã "ra lệnh" tiến hành một chiến dịch lén lút cuối năm 2016 với mục đích gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử.

Song Moscow phủ nhận các cáo buộc nói Nga tổ chức tấn công mạng để can thiệp bầu cử Mỹ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hồi tháng trước tố "truyền thông phương Tây" đang trở thành "cò mồi" và "tiếng nói của nhiều nhóm quyền lực khác nhau" khi đề cập tới những cáo buộc này.

Ông chủ WikiLeaks Julian Assange hôm 3/1 cũng nói rằng chính phủ Nga không phải nguồn cung cấp các email bị rò rỉ của đảng Dân chủ mà tổ chức này đã công khai trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ.

Sau khi nhận được báo cáo vắn tắt từ lãnh đạo các cơ quan tình báo, ông Trump không đề cập cụ thể đến vai trò của Nga trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Trong một thông báo hôm 6/1, nhà tài phiệt New York chỉ thừa nhận "Nga, Trung Quốc cùng một số quốc gia, đối tượng hay các nhóm bên ngoài luôn cố tìm cách xâm nhập cấu trúc mạng của các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức Mỹ, bao gồm cả Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ".

Phát ngôn viên cho tổng thống đắc cử Mỹ Sean Spicer khẳng định những kết luận của ông Trump vẫn không thay đổi và bình luận từ ông Priebus hoàn toàn phù hợp với thông báo ngày 6/1.

Priebus cho biết ông Trump có kế hoạch yêu cầu cộng đồng tình báo đưa ra các khuyến cáo về những việc nên làm trong tương lai, đồng thời thêm rằng việc nỗ lực cải thiện quan hệ với Nga hay bất kỳ quốc gia nào khác không phải điều gì xấu.

Vũ Hoàng

Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2017

trump-se-bai-bo-nhieu-quyet-sach-cua-obama-sau-khi-nham-chuc

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters

Ông Trump sẽ ngay lập tức "bãi bỏ rất nhiều quy định và hành động đã được chính quyền này thực hiện suốt 8 năm qua, cản trở phát triển kinh tế và việc tạo công ăn việc làm", CNN dẫn lời Sean Spicer, Thư ký báo chí Nhà Trắng tương lai của ông Trump, hôm 1/1 nói. 

Ông Spicer cũng khẳng định Tổng thống đắc cử Mỹ sẽ cải cách nhằm mang lại "một thương hiệu mới cho Washington", bao gồm việc thiết lập lệnh cấm các quan chức cấp cao trở thành nhà vận động hành lang, sau khi rời chính quyền của ông trong vòng 5 năm.

Trong suốt chiến dịch tranh cử, ông Trump từng chỉ trích mạnh mẽ những chính sách liên quan đến nhập cư, năng lượng và đối ngoại của chính quyền Tổng thống Obama, cho rằng những quyết sách làm suy yếu vị thế của Mỹ trên toàn cầu.

Xem thêm: Hai kịch bản Trump phải đối mặt nếu thất hứa với cử tri

Nguyễn Hoàng

Giải xổ số quốc gia Anh. Ảnh: PA

Giải xổ số quốc gia Anh. Ảnh: PA

Theo BBC 1, các số trúng giải trong trò chơi xổ số Lotto của bao gồm 10, 17, 35, 41, 51 và 54. Bóng thưởng (bonus ball) có số 25. Giải thưởng xổ số jackpot trị giá 26,3 triệu bảng Anh (32,5 triệu USD), lớn thứ 5 trong lịch sử Anh, nhưng hiện chưa rõ một cá nhân hay nhóm người trúng. 

Giải cá nhân lớn nhất, trị giá 43 triệu USD, được một người không tiết lộ danh tính thắng hồi tháng 4. Tất cả 5 người thắng với giá trị giải thưởng lớn nhất trong lịch sử 22 năm của Xổ số Quốc gia Anh (National Lottery) đều được quay thưởng trong năm 2016. 

Tuy nhiên, giải xổ số này vẫn nhỏ hơn nhiều so với Euromillions, trong đó một số người Anh từng thắng giải jackpot hơn 123 triệu USD. Euromillions là một loại vé số điện toán được bán tại 9 nước châu Âu, được thành lập từ năm 2004, trong khi giải xổ số quốc gia của Anh lần đầu quay thưởng năm 1994.

Trọng Giáp

con-gai-ban-than-tong-thong-han-quoc-bi-bat-o-dan-mach

Chung Yoo-ra, con gái bà Choi Soon Sil, bạn thân Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye. Ảnh: Keknews

Cảnh sát Hàn Quốc hôm nay tuyên bố Chung Yoo-ra, con gái bà Choi Soon Sil, bạn thân Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, bị cảnh sát Đan Mạch bắt giữ tại thành phố Aalborg, phía bắc nước này, với tội danh định cư bất hợp pháp, theo Reuters.

Nguồn tin từ Văn phòng Công tố viên đặc biệt tại Seoul cho biết cơ quan này đang làm việc với giới chức Đan Mạch nhằm dẫn độ Chung về Hàn Quốc trong một hoặc hai tuần tới.

Luật sư đại diện của Chung và bà Choi khẳng định con gái bạn thân Tổng thống Park sẽ hợp tác với nhóm điều tra truy tố đặc biệt của nước này.

Chính quyền Hàn Quốc thời gian qua cũng tìm cách bắt giữ Chung vì liên đới tới bê bối chính trị dẫn tới việc Quốc hội phê chuẩn quá trình luận tội Tổng thống Park.

Bà Park hôm 9/12 bị đình chỉ quyền lực sau khi quốc hội Hàn Quốc thông qua kiến nghị luận tội bà. Thủ tướng Hàn Quốc được giao đảm nhiệm quyền lực của tổng thống trong thời gian Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc xem xét quyết định luận tội này.

Xem thêm: Tổng thống Hàn Quốc bác cáo buộc tham nhũng, nói bị 'gài bẫy'

Nguyễn Hoàng

my-len-an-ke-hoach-phong-ten-lua-dan-dao-cua-trieu-tien

Dàn phóng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Ảnh: ArmsControlWonk

Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 1/1 ra tuyên bố lên ánh mạnh mẽ kế hoạch bắn thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, đồng thời cảnh báo những "hành động khiêu khích" của Bình Nhưỡng, theo AFP.

Lầu Năm Góc kêu gọi tất cả các nước phải thể hiện cho Triều Tiên thấy rằng bất kỳ hành động bất hợp pháp nào đều phải gánh chịu hậu quả, tái khẳng định cam kết cứng rắn về việc bảo vệ đồng minh bằng cách mở rộng mọi sức mạnh và năng lực răn đe.

Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Mỹ cũng nhấn mạnh nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nghiêm cấm Triều Tiên sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo trong các vụ phóng thử nghiệm. Mỹ kêu gọi Bình Nhưỡng kiềm chế những hành động khiêu khích, cũng như giọng điệu kích động, đe dọa hòa bình và ổn định quốc tế.

Cũng trong ngày 1/1, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố nước này đã đến giai đoạn chuẩn bị cuối cùng trước khi phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo có tầm bắn tới Mỹ.

Trong năm 2016, Bình Nhưỡng đã thực hiện các vụ phóng thử tên lửa đạn đạo với tần suất lớn chưa từng có, gây bất ngờ cho giới quân sự phương Tây. Nhiều chuyên gia từng khẳng định Triều Tiên phải mất nhiều năm nữa mới phát triển được mẫu tên lửa đạn đạo, mang đầu đạn hạt nhân có tầm bắn vươn tới Mỹ.

Xem thêm: Tên lửa Triều Tiên và cái bắt tay gượng của ba 'ông lớn' Đông Bắc Á

Nguyễn Hoàng

Máy bay Nga đến đón các nhà ngoại giao và người thân. Ảnh:

Máy bay Nga đến đón các nhà ngoại giao và gia đình. Ảnh: RTE

"Máy bay vừa cất cánh, mọi người đã ở trên khoang", RIA Novosti dẫn đại sứ quán Nga tại Washington D.C cho biết. Người thân các nhà ngoại giao nằm trong số 96 hành khách trên phi cơ được cử đặc biệt từ Nga tới. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cũng xác nhận thông tin về chuyến bay ngày 1/1Sputnik ngày 2/1 đưa tin máy bay đã hạ cánh tại Moscow.

Việc trục xuất nằm trong gói trừng phạt được Tổng thống Mỹ Barack Obama thông qua hôm 29/12/2016, trong những tuần cuối cùng của nhiệm kỳ. 

Các nhà ngoại giao bị Mỹ coi là đặc vụ tình báo hoạt động tại đại sứ quán Nga ở Washington D.C và lãnh sự quán ở San Francisco. Họ được cho 72 giờ để rời khỏi Mỹ.

Tình báo Mỹ cho rằng điện Kremlin ra lệnh tấn công mạng đảng Dân chủ và thư điện tử của các nhân viên trong chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton rồi công bố thông tin, nhằm giúp Donald Trump giành thắng lợi. Moscow liên tục bác bỏ các cáo buộc. 

Tổng thống Nga Vladimir Putin loại trừ khả năng trục xuất các nhà ngoại giao Mỹ để trả đũa. Động thái được coi là dấu hiệu cho thấy ông trông chờ ông Trump tái thiết quan hệ Mỹ - Nga sau khi nhậm chức tổng thống ngày 20/1 tới. 

Ông Trump nghi ngờ về báo cáo tình báo Mỹ và nói ông biết "những điều người khác không biết" về tình hình. Tổng thống Mỹ đắc cử đang tìm cách thắt chặt quan hệ với ông Putin.

Trọng Giáp

Cuộc đua được tổ chức trong khuôn khổ sự kiện "Forsage", diễn ra tại sân bay Zhukovsky, ngoại ô thủ đô Moscow, Nga vào giữa năm 2014.

Chiếc Su-30 thuộc Viện nghiên cứu Hàng không Gromov (LII) do phi công thử nghiệm Alexander Krutov và Ildus Kiramov điều khiển. Đối thủ của Su-30 là siêu xe Ferrari F12berlinetta, được trang bị động cơ F140 FC với công suất 730 sức ngựa.

Chiếc F12 dẫn trước trên quãng đường đầu tiên nhờ lợi thế về khối lượng nhẹ. Tuy nhiên, tiêm kích Su-30 nhanh chóng giành lại vị trí dẫn trước và cất cánh khi vừa vượt qua vạch đích, bỏ xa chiếc Ferrari ở phía sau.

Tại Forsage 2014, máy bay Su-30, MiG-29 và Yak-54 của Không quân Nga đã tham gia chạy đua với các mẫu siêu xe như Ferrari F458, Mitsubishi Lancer Evolution, Dodge challenger, Lamborghini Huracan, Aston Martin và Ford Mustang. Hai bên thi đấu trên đường băng dài hơn 5.400 m của sân bay Zhukovsky. Quãng đường đua có độ dài khoảng 500 m.

Su-30 (NATO định danh: Flanker-C) là dòng tiêm kích đa năng do hãng Sukhoi phát triển dựa trên nền tảng tiêm kích Su-27UB hai chỗ ngồi của Không quân Nga. Các phiên bản Su-30 có tính năng ngang ngửa với tiêm kích F-15E Strike Eagle của Mỹ, theo Military Factory.

Máy bay Su-30 có chiều dài 21,9 m, cao 6,3 m, sải cánh 14,7 m, khối lượng cất cánh tối đa 34,5 tấn. Tiêm kích được trang bị hai động cơ AL-31F, mỗi chiếc cho lực đẩy 12.500 kgf ở chế độ tăng lực. Điều đó cho phép Su-30 đạt tốc độ tối đa 2.120 km/h.

Tử Quỳnh

Chủ nhật, 1/1/2017 | 17:20 GMT+7

Chủ nhật, 1/1/2017 | 17:20 GMT+7

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đón năm mới 2017 bằng bữa tiệc sang trọng được tổ chức tại biệt thự ven biển Florida với 800 khách mời.

Buổi tiệc đêm giao thừa là sự kiện thường niên của câu lạc bộ do ông Trump đứng đầu tại biệt thự Mar-a-Lago ở Palm Beach, Florida. Vợ ông Trump, bà Melania, diện váy đen tôn dáng, tay trong tay cùng chồng đến dự tiệc. Ảnh: Reuters

Một thảm đỏ dài dẫn vào biệt thự. Giá vé tham dự bữa tiệc dành cho các thành viên trong câu lạc bộ của Trump là 525 USD và 575 USD dành cho những người không phải là thành viên. Với mức giá tương đương các năm trước, toàn bộ số vé năm nay đã được bán hết. Ảnh: Instagram

Sự kiện mở màn bằng tiệc cocktail lúc 19h30 ở trước hiên biệt thự, sau đó là tiệc tối bên trong câu lạc bộ lúc 20h30 và màn khiêu vũ đến 1h sáng hôm sau. Ảnh: Instagram

Khôn gian tiệc được trang hoàng lung linh nhưng vẫn trang nhã với sắc trắng chủ đạo. 8.000 bông hoa đã được sử dụng để bày biện trên các bàn tiệc và trần nhà. Ảnh: Instagram

Nến và hoa hồng trắng được đặt cạnh những chiếc đĩa dát vàng phục vụ thực khách. Ảnh: Instagram

Theo thực đơn bữa tiệc, các khách mời sẽ thưởng thức 3 món chính, món tráng miệng và buffet sáng để chào đón năm mới. Ảnh: Instagram

800 khách mời của ông Trump gồm nhiều ngôi sao và người nổi tiếng. 

Các quan chức trong nhóm chuyển giao quyền lực bác bỏ nghi ngờ rằng việc mua vé dự tiệc có thể là cơ hội cho nhiều người tiếp cận tổng thống đắc cử, nhấn mạnh đây là sự kiện thường niên ở câu lạc bộ của ông Trump và thường xuyên cháy vé. Ảnh: Reuters

Ông Trump cũng phát biểu trong bữa tiệc và chụp ảnh với các khách mời. Ảnh: Instagram

Khi thời khắc giao thừa sắp điểm, vợ chồng ông Trump cùng những người dự tiệc đã theo dõi màn thả quả cầu pha lê khổng lồ ở Quảng trường Thời đại, New York, qua màn hình tivi. Ảnh: Daily News

Sau đó, họ cùng các khách mời khiêu vũ. Ảnh: Daily News

Con trai cả Donald Trump Jr. chia sẻ ảnh đội mũ "Chúc mừng năm mới" với vợ tại buổi tiệc. Ảnh: Instagram

Trực thăng của ông Trump đỗ ở bãi cỏ bên ngoài biệt thự. Ảnh: Reuters

Anh Ngọc

Xem thêm:
nga-bat-dau-thu-nghiem-tiem-kich-mig-35

Một chiếc MiG-35 vừa xuất hiện hồi giữa tháng 12/2016. Ảnh: Pravda.

"Chúng tôi có kế hoạch thực hiện các bài bay thử với tiêm kích hạng nhẹ MiG-35 vào tháng 1/2017", Sputnik dẫn lời Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin hôm 30/12.

MiG-35 (NATO định danh: Fulcrum-F) là phiên bản nâng cấp sâu của dòng tiêm kích đa năng MiG-29M2 và MiG-29K. Nó được trang bị hệ thống điện tử và vũ khí vượt trội so với các mẫu tiêm kích trước đó, bao gồm radar mảng pha điện tử chủ động (AESA), hệ thống chỉ thị mục tiêu quang học OLS-35... Các hệ thống này giúp MiG-35 hạn chế sự phụ thuộc vào lực lượng dẫn đường mặt đất như các dòng MiG-29 trở về trước, theo Airforce Technology.

Tập đoàn Mikoyan xếp MiG-35 vào dòng tiêm kích thế hệ 4++, tương tự phiên bản Su-35S của Sukhoi. Mẫu máy bay này được giới thiệu lần đầu tiên tại hội chợ Aero India 2007, nhằm mục đích tham gia cuộc đấu thầu tiêm kích đa năng (MRCA) cho không quân Ấn Độ. Tuy nhiên, MiG-35 đã để thua trước phiên bản Dassault Rafale của Pháp.

Dòng tiêm kích này gồm hai phiên bản, MiG-35 một chỗ ngồi và MiG-35D hai chỗ ngồi. Cấu hình hệ thống mang tính mở cho phép MiG-35 sử dụng thiết bị điện tử của nhiều quốc gia như Pháp, Israel, Nga và Mỹ. Tập đoàn thiết kế Ramenskoye sẽ chịu trách nhiệm tích hợp các lựa chọn của khách hàng vào khung máy bay.

Máy bay sử dụng radar Phazotron Zhuk-AE, trở thành tiêm kích đầu tiên của Nga được trang bị radar AESA. Nó cho phép MiG-35 phát hiện máy bay đối phương từ khoảng cách 200 km và tàu chiến từ cách 300 km, bám bắt 30 mục tiêu và tấn công 6 mục tiêu cùng lúc. Ngoài ra, hệ thống cảm biến hồng ngoại và đo xa laser OLS-35 giúp MiG-35 định vị đối phương từ khoảng cách 90 km mà không bị phát hiện.

MiG-35 dài 17,3 m, sải cánh 12 m, khối lượng rỗng 11 tấn. Hai động cơ Klimov RD-33MK giúp máy bay đạt tốc độ tối đa 2.400 km/h, tầm bay 2.000 km, bán kính chiến đấu 1.000 km. Tiêm kích MiG-35 được trang bị một pháo GSh-30-1 cỡ nòng 30 mm, 9 giá treo với tổng khối lượng vũ khí mang theo là 7 tấn.

 MiG-35 biểu diễn tại triển lãm hàng không MAKS

Tử Quỳnh

tau-cho-khach-o-indonesia-boc-chay-23-nguoi-thiet-mang

Cảnh sát đưa thi thể các nạn nhân khỏi con tàu đã cháy đen. Ảnh: Reuters

Chiếc tàu mang tên Zahro Express bắt lửa ngay sau khi rời cảng Muara Angke, phía bắc thủ đô Jakarta, Indonesia, Reuters đưa tin. Cơ quan tìm kiếm cứu nạn thành phố Jakarta cho biết hàng chục người cũng bị thương sau khi con tàu chở họ chìm trong ngọn lửa dữ dội. 

"Đột nhiên làn khói dày đặc xuất hiện, bao trùm toàn bộ khoang. Tất cả hành khách hoảng sợ và chạy lên boong để thoát thân. Chỉ trong vài giây, ngọn lửa bén đến khoang chứa nhiên liệu và bùng lên dữ dội", Ardi, một người sống sót, kể.

Cảnh sát Jakarta cho biết nguyên nhân vụ cháy được xác định do máy phát điện bị chập mạch. Chiếc tàu sau đó được kéo về cảng, lực lượng cứu hộ đã chuyển thi thể các nạn nhân về bệnh viện để nhận dạng.

tau-cho-khach-o-indonesia-boc-chay-23-nguoi-thiet-mang-1

23 người đã thiệt mạng trong vụ cháy đầu năm mới. Ảnh: Reuters

Theo giám đốc cơ quan tìm kiếm cứu nạn Jakarta Hendra Sudirman, trên tàu có 248 hành khách, gấp hơn hai lần ước tính ban đầu là 100 người. Trong số hơn 200 người được cứu có 32 nạn nhân đang được điều trị tại các bệnh viện của Jakarta.

Tai nạn trên biển thường xuyên xảy ra ở Indonesia do các phương tiện chở quá tải và không trang bị đủ áo phao cứu sinh.

Tử Quỳnh

tong-thong-han-quoc-bac-cao-buoc-tham-nhung-noi-bi-gai-bay

Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye trong cuộc gặp nội các ngày 9/12/2016. Ảnh: Yonhap

Reuters đưa tin bà Park vừa cuộc gặp với giới truyền thông trong nước lần đầu tiên tại Nhà Xanh, kể từ khi bị quốc hội luận tội hôm 9/12/2016.

Phát biểu với các phóng viên, nữ lãnh đạo bác bỏ mọi cáo buộc đang đe dọa vị trí tổng thống của mình, cho rằng chúng là "sự thêu dệt và dối trá". 

"Những tin đồn, những câu chuyện và tin tức đã bị bóp méo, những thông tin dối trá đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát", bà Park nói. "Những hiểu nhầm nối tiếp hiểu nhầm và những báo cáo sai lầm này dẫn đến những báo cáo sai lầm khác. Tôi cảm thấy rất đau lòng".

Theo bà, người bạn lâu năm Choi Soon-sil, tâm điểm của vụ bê bối chính trị, "chỉ là một người quen" và phủ nhận bà này có khả năng gây ảnh hưởng lớn tới các vấn đề quốc gia, bao gồm việc bổ nhiệm những nhân sự cấp cao.

Bà Park cũng cam kết sẽ hợp tác đầy đủ với cuộc điều tra mà luật sư độc lập Park Young-soo đưa ra tháng trước với nhiều cáo buộc chống lại tổng thống, trong đó có lạm quyền, cưỡng bách và làm rò rỉ các bí mật nhà nước.

Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc hiện có 180 ngày để cân nhắc và đưa ra quyết định cuối cùng là sẽ luận tội hay khôi phục uy tín cho bà Park.

Tối qua, trong khi hầu hết người dân trên thế giới tham gia các bữa tiệc hay tụ tập chờ đón những màn bắn pháo hoa thì trước giao thừa, rất đông người biểu tình vẫn tập trung ở Seoul để yêu cầu Tổng thống Park từ chức.

Anh Ngọc

Popular Posts

Liên kết